• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Nông - Lâm - Ngư nghiệp17/1/2017 15:41

Cách ủ chua thân, lá lạc

Thân, lá cây lạc là nguồn thức ăn giầu chất dinh dưỡng cho gia súc ăn cỏ khi được chế biến đúng cách.

 Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và gia súc ăn cỏ: Trâu, bò, dê…nói riêng, thức ăn giữ vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Đối với người nông dân, sau khi thu hoạch lạc, thường bỏ cây lạc ngoài đồng; đây là nguồn thức ăn giầu chất dinh dưỡng cho gia súc ăn cỏ khi được chế biến đúng cách.
Thân lá lạc sau khi thu hoạch củ vẫn còn xanh, hàm lượng đạm trong thân lá lạc khá cao 15 - 16%, cao hơn gần hai lần lượng chất đạm trong hạt ngô. Để dự trữ được lâu và tăng chất lượng ta đem ủ chua thân lá lạc, cách làm như sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu ủ: Thân lạc sau khi thu hoạch củ được cắt bỏ phần gốc già (bỏ đi khoảng 10 - 15cm, sau đó băm nhỏ đến 4 - 6 cm. Băm xong để hong trong bóng râm, tránh bị ủng vàng rồi tiến hành ủ ngay trong 1 - 2 ngày. Khi ủ cây lạc cần bổ sung bột sắn hoặc bột ngô, cám gạo và muối ăn theo tỷ lệ như sau: Cứ 100kg thân lá lạc cần bổ sung 6 - 7 kg bột sắn (cám hoặc bột ngô) + 0,5kg muối ăn.
2. Chuẩn bị hố ủ: Nên dùng hố ủ là hố đất, đắp nửa nổi nửa chìm ở nơi khô ráo, không có nước ngầm thấm vào để giá thành rẻ. Kích cỡ hố ủ cần tính toán sao cho vừa đủ lượng thân lá lạc cần ủ. Nếu dung tích hố ủ là 1m3 (1 mét khối) sẽ ủ được 400 đến 500kg thân lá lạc. Thân lá lạc ủ chua  trong điều kiện không có khí, nên cần đầm nén thật chặt, thành hố ủ cần lót lá chuối tươi, nilon cho thật kín và tránh nước ngầm thấm vào. Kinh nghiệm ở nhiều nơi là làm hố tròn có đường kính khoảng 1 mét, đào sâu 1m và đắp cao thêm 0,4m. Hố ủ này có dung tích 1,1 mét khối và ủ được 450 - 580 kg thân lá lạc.
3. Tiến hành ủ: Kể từ lúc thu hoạch cây lạc đến lúc băm xong và ủ không nên để lâu quá 2 ngày, vì lạc sẽ bị ủng, hư hỏng, chất lượng thức ăn sẽ giảm đi. Thân cây lạc không được rửa ướt, nếu có dính đất và sỏi đá, thì rũ khô loại bỏ đất đá. Lót kỹ đáy và ủ bằng 1 - 2 lớp lá chuối tươi hoặc bao tải dứa cũ hay tấm nilon để đất cát không lẫn vào thức ăn ủ. Cho từng lớp dày từ 10 - 15cm, rắc đều bột sắn với muối theo tỷ lệ nêu trên lên lớp thân cây lạc rồi dùng đầm nén kỹ, nén càng kỹ càng tốt, lần lượt cho các lớp khác và lại nén tương tự như nêu ở trên. Kinh nghiệm ở nhiều nơi với hố ủ tròn (đường kính 1m) đã giới thiệu ở trên, thường một lớp chỉ chừng 2 rổ và nặng khoảng 10kg. Do đó ta dùng bát đong bột sắn chừng 0,5kg + 1/6 lượng muối rắc đều vào một lớp. Làm như vậy bột sắn sẽ được chia đều cho mọi lớp. Cứ ủ từng lớp lần lượt như vậy và nén chặt cho tới khi đầy hố. Nhưng chú ý nén thật kỹ các lớp trên. Bởi vì nén như vậy các lớp dưới sẽ càng được nén chặt hơn. Khi hố ủ đã thật đầy, ta che phủ hố ủ bằng lá chuối tươi hay bao tải dứa hoặc nilon cho kín và lấp một lớp đất dầy 40 - 50cm. Đầm nén thật chặt lớp đất và tạo thành mái rùa để nước mưa không thấm vào hố ủ. Sau khi ủ 3 - 5 ngày để đống ủ ngót xuống lại cho thêm đất và đầm nén chặt. Sau đó dùng rơm, rạ, lá cọ, tấm lợp để che mưa, thường xuyên kiểm tra chống chuột đào bới hố ủ. Thức ăn ủ sau 40 - 50 ngày có thể dùng cho gia súc ăn. Nếu chưa cần dùng đến có thể để lâu hơn (thậm chí hàng năm), chất lượng vẫn tốt.
4. Cách lấy thức ăn ủ:
   Gạt bỏ phần đất, vật liệu phủ trên bề mặt hố ủ, thức ăn ủ có màu vàng, mùi chua dịu (như dưa muối là tốt). Thức ăn có màu đen, nhão thối là bị hỏng. Khi lấy thức ăn ủ, lấy từ trên xuống dưới, lấy xong đậy kín lại.
5. Cách cho ăn:
Khi cho gia súc ăn thức ăn ủ chua, ngày đầu gia súc chưa quen, nên cho ăn vào lúc đói, trộn thức ăn ủ chua với cỏ tươi hoặc phơi thức ăn ủ chua dưới bóng râm cho đỡ mùi rồi cho gia súc ăn. Lượng thức ăn ủ chua từ 7 - 10kg/con/ngày, tùy khối lượng. Thức ăn ủ chua cho ăn trong ngày. Khi gia súc ăn thức ăn ủ chua cần cho gia súc uống đủ nước sạch. Mùa đông cho gia súc ăn thức ăn ủ chua kết hợp với rơm, cỏ khô.
Ngoài cây lạc sau thu hoạch, có thể ủ các loại cỏ tươi, cây ngô, lá sắn tươi sau khi thu hoạch làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò.
Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
Nguyễn Thọ Lai, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội
 
 

Lượt xem: 970

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 2179549- Đang online : 121