• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học tự nhiên29/12/2017 15:49

Năm âm lịch và dương lịch hình thành thế nào?

Hiện nay các dân tộc trên thế giới sử dụng rất nhiều cách tính thời gian khác nhau, nhưng chủ yếu là 3 loại: Dương lịch, Âm lịch, Âm Dương lịch. Vậy các loại lịch trên được hình thành thế nào?

            1. Năm dương lịch:
Năm dương lịch được tính bằng thời gian trái đất quay 1 vòng quanh mặt trời. Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là 1 năm dương lịch. Do 365 ngày có 12 lần trăng tròn, khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 ngày không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày), tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường.
Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính làm sao? Trong 4 năm liền số dư đó cộng lại suýt soát bằng 1 ngày và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ 4. Năm thứ 4 ấy gọi là năm “nhuận”, tháng có 28 ngày gọi là tháng “nhuận”, ngày thứ 29 gọi là ngày “nhuận”.
             2. Năm âm lịch
Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn, khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao Thái âm). Người xưa phát hiện chu kỳ tròn, khuyết của mặt trăng rất có qui luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn, khuyết là 29,53 ngày. Họ lấy khoảng trhời gian đó làm đơn vị đo lường thời gian gọi là  “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.
Do chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành 1 năm (năm âm lịch). Một năm có 354 hoặc 355 ngày, đó là năm âm lịch thực sự. Thời cổ đại, Trung Quốc, Ai cập là 2 nước sử dụng năm âm lịch sớm nhất thế giới.
          3. Năm âm dương lịch.Thế nhưng một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi 1 năm âm lịch chỉ có 354-355 ngày, mỗi năm còn dư 10-11 ngày, 3 năm liền dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm một tháng vào năm thứ 3, năm đó sẽ có 13 tháng. tháng được công thêm gọi là tháng “nhuận”, năm đó sẽ có 364 hoặc 365 ngày.
Thời tiết thay đổi nóng lạnh là do trái đất quay nghiêng quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thời tiết thay đổi nóng lạnh một lần. Một vòng quay này là cơ sở hình thành dương lịch. Bởi vậy dùng cách phân chia tháng nhuận để tính lịch phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết, tức là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Cách tính như thế không còn là âm lịch thuần túy nữa mà là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch.
 

                                      Văn Giang, LHH sưu tầm              

Lượt xem: 9923

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 980248- Đang online : 106