• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Nông - Lâm - Ngư nghiệp27/7/2018 15:48

Một số vấn đề về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang

Sau ba năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn; giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế được nâng lên, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã thay đổi rõ rệt.

Những kết quả nổi bật đạt được trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020 (theo Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của UBND tỉnh Tuyên Quang); đồng thời, Sở đã xây dựng Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp; chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai và phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố, các ngành tổ chức thực hiện.
            Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và chỉ đạo thực hiện, Đề án đã đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận: Kinh tế nông nghiệp của tỉnh tiếp tục có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ; năm 2017, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) đạt trên 7.434 tỷ đồng, tăng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 4,02%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,95%/năm, lâm nghiệp tăng 4,54%/năm, thủy sản tăng 3,75%/năm; trồng rừng đạt 12.443 ha, duy trì độ che phủ của rừng trên 64%.
   Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên tổ chức tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người sản xuất. Trong 3 năm triển khai Đề án (từ năm 2015-2018), Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tổ chức 5.712 lớp tập huấn về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với 274.494 lượt người tham gia. Thực hiện chuyển giao, đưa vào sản xuất những giống mới có năng suất, chất lượng cao; mở rộng diện tích áp dụng phương pháp canh tác cải tiến, quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho cây trồng, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), sản xuất nông nghiệp theo định hướng hữu cơ và theo tiêu chuẩn bền vững (Rainforest); sử dụng phân bón Grow More trên cây mía; kỹ thuật sản xuất và phòng trừ bệnh hại cây trồng, vật nuôi; công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; kiên cố hóa kênh mương bằng công nghệ bê tông cốt sợi thành mỏng đúc sẵn... Hệ thống khuyến nông của tỉnh đã thực hiện 149 mô hình ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới, nhiều mô hình đã đánh giá, đạt hiệu quả kinh tế cao được nông dân hưởng ứng và nhân rộng trong sản xuất. Các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn đã có sự chuyển biến tích cực theo xu hướng sản xuất an toàn, gắn với nhu cầu thị trường: Vùng cam 7.557,5 ha; vùng chè 8.735,5 ha; vùng lạc 4.294 ha; vùng mía 10.831 ha. Giá trị sản xuất bình quân năm 2017 đạt 75,68 triệu đồng/ha canh tác, tăng 1,15 lần so với năm 2015.
Sau 3 năm thực hiện đề án, diện tích rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ FSC đạt 16.478 ha, việc trồng rừng theo chuẩn thế giới thực sự là một bước tiến dài trong ngành sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang, xóa bỏ tình trạng trồng rừng tự phát, không áp dụng khoa học kỹ thuật. Các sản phẩm từ rừng có chất lượng tốt, giá trị cao. Đầu tư xây dựng nhà nuôi cấy mô công suất 1,5 triệu cây giống lâm nghiệp; thu hút đầu tư 4 dự án chế biến gỗ, 1 dự án sản xuất giống cây lâm nghiệp.
Sở Nông nghiệp và PTNT luôn xác định thực hiện tái cơ cấu ngành phải gắn với xây dựng nông thôn mới, việc gắn kết này thể hiện ngay từ việc xây dựng kế hoạch đến việc thu hút đầu tư. Trong quá trình tổ chức thực hiện các tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tích cực và phát triển bền vững. Hết năm 2017, toàn tỉnh có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đồng thời, Sở đã xây dựng kế hoạch củng cố, duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí nông thôn mới tại các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.
Một vấn đề quan trọng nữa để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức liên kết. Hiện nay, toàn tỉnh có 200 hợp tác xã nông lâm nghiệp thủy sản, trong đó có 54 hợp tác xã có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả (như Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành đã liên kết xây dựng chuỗi chăn nuôi đại gia súc với 8 Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh). Kinh tế trang trại phát triển mạnh, nhiều trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả cao (Đến 31/12/2017, toàn tỉnh có 696 trang trại, tăng 338 trang trại so với năm 2015)
Tỉnh đã mời gọi, thu hút đầu tư được 18 dự án phát triển sản xuất, chế biến nông lâm sản, với tổng số vốn cam kết trên 1.500 tỷ đồng, trong đó một số nhà đầu tư lớn, như: Công ty cổ phần tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty cổ phần Woodsland, Công ty TNHH Trường Thọ Việt Nam, Công ty cổ phần Hồ Toản. Công ty Cổ phần chè Mỹ Lâm xây dựng mô hình liên kết sản xuất mới với diện tích trên 200 ha theo phương thức: Công ty thành lập các tổ dịch vụ thực hiện bón phân, phun thuốc, thu hái; nông dân thực hiện các công việc còn lại và tham gia quản lý vườn chè. Hình thức này giúp quản lý chặt chẽ được chất lượng nguyên liệu và sản phẩm, sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn của Châu Âu, góp phần tăng thu nhập gần 40% cho người trồng chè so với sản xuất chè thông thường. Đây sẽ là nền tảng quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp trong những năm tới.
Những biến động và xu hướng phát triển của thị trường quốc tế đã có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp trong nước nói chung và nông nghiệp của tỉnh nói riêng, đặc biệt là xu hướng tiêu thụ sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có thương hiệu, nhãn hiệu với sự giám sát chặt chẽ về chất lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu trong nông nghiệp hiện nay. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 200 ha diện tích cam, bưởi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và 830 ha chè áp dụng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp bền vững (Rainforest). Có 31 sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu. Sản phẩm chè Bát tiên Mỹ Bằng, mật ong Tuyên Quang được  “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2017” và 2 sản phẩm: Cá Lăng, chè đặc sản Vĩnh Tân được bình chọn danh hiệu “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam 2017”, Bưởi Xuân Vân đứng Top 10 Thương hiệu - Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018. Tỉnh đang tiếp tục hướng dẫn xây dựng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm cam sành Hàm Yên và một số sản phẩm nông sản có tiềm năng của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Tuyên Quang còn gặp một số tồn tại, hạn chế:
 Số hợp tác xã và doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc có hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm với người dân còn ít (có 54/200 hợp tác xã, chiếm 27%). Một số liên kết sản xuất giữa người nông dân với doanh nghiệp và hợp tác xã còn chưa chặt chẽ, thiếu bền vững; nhiều hợp tác xã hoạt động còn hình thức, hiệu quả thấp. Tiến độ thực hiện việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm. Sản phẩm sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn còn ít. Thiếu các doanh nghiệp đầu tàu trong chuỗi liên kết với nông dân.
Việc thực hiện một số chính sách còn chậm, như chính sách khuyến khích xây dựng cánh đồng lớn, khuyến khích phát triển Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Để thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và PTNT  tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp sau:
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp đẩy mạnh đưa khoa học công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô (cây mía, giống cây lâm nghiệp...); sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá lăng, cá chiên...; phục tráng, nâng cao tầm vóc đàn trâu; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cam, chè, mía.
 


Mô hình chăn nuôi trâu nuôi nhốt tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

 
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, các tổ hợp tác. Mở rộng các ngành nghề dịch vụ, gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa, đảm nhiệm tốt vai trò đại diện của nông dân trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ. Xây dựng và thực hiện sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Duy trì, tuyên truyền mở rộng quy mô các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và quốc tế.
Tiếp tục giữ vững thương hiệu của các sản phẩm đã có, xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm. Kết nối đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vào tiêu thụ tại thị trường các thành phố lớn. Phát triển các chuỗi giá trị: Chè, cam, lạc, keo, trâu, lợn, cá… theo đúng kế hoạch và hiệu quả.
Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại, chính sách phát triển chăn nuôi nông hộ và chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản. Thu hút các doanh nghiệp thực hiện các Dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; chủ động phối hợp với các Doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để tháo gỡ khó khăn, tiếp cận các chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tập trung phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hàng hóa các sản phẩm nông sản chủ lực, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân ...
 Nguyễn Văn Việt - Tỉnh ủy viên, Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Lượt xem: 632

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 989038- Đang online : 319