• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Nông - Lâm - Ngư nghiệp7/6/2017 14:20

Nông nghiệp công nghệ cao, hướng đi tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại Tuyên Quang

Với mục tiêu chiến lược là phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, vì vậy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu lại sản xuất và xây dựng nông thôn mới là hướng đi tất yếu của chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Tuyên Quang.


Đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp sẽ làm tăng năng suất. Nguồn: Nhân dân điện tử
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, từ năm 2013 (sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước), tỉnh Tuyên Quang đã tập trung các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Sau hơn 03 năm thực hiện tái cơ cấu, kinh tế nông nghiệp luôn duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng trên 4% (theo giá so sánh năm 2010); sản xuất hàng hóa cây trồng, vật nuôi chủ lực đang đem lại thu nhập khá cho nông dân; nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh đã xây dựng được nhãn hiệu, đang từng bước khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ; kinh tế nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Xác định “khoa học công nghệ là khâu then chốt nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản”. Công tác ứng dụng khoa học, nâng cao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa luôn được chú trọng; cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được thay thế bằng giống năng suất, chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; tăng dần tỷ trọng cơ giới hóa trong sản xuất; nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả được nhân rộng. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng khoa học công nghệ cơ bản mới chỉ dừng lại ở mô hình; hàng hóa sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn còn ít; sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đa số sản xuất quy mô nông hộ theo kinh nghiệm với tư duy tự cung, tự cấp; đây là rào cản lớn nhất cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng của tập quán sản xuất ở trình độ thấp, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản trên trường quốc tế còn thấp.
Đảng ta luôn chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó hội nhập sâu rộng vào các nền kinh tế thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức thương mại (APEC, WTO) và thực hiện ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới; thực hiện cam kết FTA khu vực (gồm khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Úc - New Zealand). Nông nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận các thị trường rộng lớn với mức độ mở cửa sâu rộng hơn, tạo điều kiện tăng trưởng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức, đòi hỏi nông sản trong nước sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, có chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực và thế giới.
Trước thách thức cạnh tranh năng suất, mẫu mã, chất lượng, giá thành nông sản nhập khẩu của các nước nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là thị trường nông nghiệp sẽ mở cửa hoàn toàn trong ASEAN vào năm 2018, nhưng chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản hàng hóa của tỉnh còn thấp, một số ngành sản phẩm có nguy cơ không bắt kịp tiến trình hội nhập. Bên cạnh đó, giai đoạn tới, nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức: Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, kèm theo thiên tai khó lường, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; các nguồn lực tự nhiên cho tăng trưởng ngày càng khan hiếm, như: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp giảm, lao động có xu hướng chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ, lợi thế tự nhiên theo xu hướng khan hiếm dần, môi trường ngày càng phức tạp…
Từ thời cơ và thách thức, nông nghiệp Tuyên Quang phải được cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, tạo bước đột phá về giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, hiệu quả và giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa” được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) đề ra trong Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025, trong đó, nhiệm vụ then chốt về đẩy mạnh khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh là:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình phục vụ ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung vào khâu sản xuất giống, công nghệ tưới tiên tiến cho cây trồng chủ lực.
- Tuyển chọn, tạo bộ giống cam chất lượng tốt và thu hoạch rải vụ; nâng cao năng lực sản xuất giống cam sạch bệnh; ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống cây trồng; sản xuất giống cá đặc sản bằng phương pháp nhân tạo; ứng dụng kỹ thuật canh tác cam trên đất dốc hiệu quả; nghiên cứu tuyển chọn giống, trồng thay thế diện tích chè, mía, lạc kém hiệu quả bằng các giống chất lượng cao.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp sản xuất an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đối với cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
- Tăng cường hợp tác công tư, nâng cao năng lực ứng dụng khoa học công nghệ, trong đó doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nông dân trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu sản phẩm, nhà nước giữ vai trò quản lý, định hướng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông qua việc ban hành và thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút đầu tư.
 
                                                 Nguyễn Công Nông, Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Lượt xem: 573

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 980483- Đang online : 341