• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Nông - Lâm - Ngư nghiệp21/8/2017 16:0

Thực trạng và giải pháp phát triển cây chè tỉnh Tuyên Quang

Cây chè được trồng tại Tuyên Quang từ gần 60 năm nay. Năm 1954, sau khi đánh thắng thực dân Pháp, miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhận thấy giá trị của cây chè đối với các tỉnh miền núi, Chính phủ đã quyết định chuyển Trung đoàn 242 của Quân sự sang xây dựng 3 Nông trường chè: Tháng 10, Nông trường chè Sông Lô và Nông trường chè Tân Trào để khai hoang, tổ chức trồng chè xuất khẩu. Từ đó cây chè bám trụ và lan rộng ra nhiều xã và một số huyện trong tỉnh...

Kết quả đạt được

      Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao tỉnh và sự cố gắng của người trồng chè. Cây chè của Tuyên Quang đã có nhiều đổi thay cả về số lượng và chất lượng. Năm 2016, toàn tỉnh có 8.859 ha chè, trong đó có 8.414 ha chè cho thu hoạch, năng suất chè bình quân toàn tỉnh 79 tạ/ha. Cơ cấu giống chè có trên 15 giống, chủ yếu là giống Chè Trung du, các giống chè lai, các giống chè đặc sản nhập nội mới và giống chè Shan. Giá trị sản xuất nguyên liệu đối với cây chè đạt 426.976 triệu đồng, chiếm 7,8% giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt của tỉnh. Đã có trên 830 ha, chiếm 9,5% diện tích chè toàn tỉnh được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế (RA, VietGAP). Năm 2016, các cơ sở chế biến được 8.681 tấn chè thành phẩm, trong đó 5.121 tấn chè xanh, 3.560 tấn chè đen. Tiêu thụ đạt 8.098 tấn, trong đó nội tiêu 4.031 tấn, xuất khẩu 4.054 tấn. Các Công ty CP chè Mỹ Lâm, Tân Trào, Sông Lô đã chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực chế biến, xây dựng được thị trường xuất khẩu ổn định; có 10 nhãn hiệu chè của các doanh nghiệp, hợp tác xã được công nhận, nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng như: chè Vĩnh Tân, xã Tân Trào (Sơn Dương), chè Bát Tiên xã Mỹ Bằng (Yên Sơn), chè Làng Bát, xã Tân Thành (Hàm Yên)... thu nhập của người trồng chè không ngừng được nâng lên.

Dây chuyền sản xuất của Công ty CP chè Sông Lô

 
Tồn tại, hạn chế
      Sản xuất kinh doanh chè chưa đạt được kết quả tương xứng với tiềm năng của địa phương; sản phẩm chè có chất lượng và giá bán cao chưa nhiều. Phần lớn chè xuất khẩu là chè thô bán thành phẩm, giá trị xuất khẩu ở mức thấp; tiến độ trồng thay thế diện tích chè giống cũ, già cỗi, năng suất thấp còn chậm. Thâm canh chè ở nhiều địa phương thiếu bền vững, chủ yếu chăm bón bằng phân vô cơ nên vườn chè già cỗi nhanh, năng suất chè không đồng đều; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nơi không tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” dẫn đến chất lượng chè búp thấp. Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP chậm nhân rộng; các cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định. Các chính sách hỗ trợ phát triển cây chè chậm được triển khai thực hiện...
Giải pháp phát triển cây chè
          Theo định hướng của tỉnh đến năm 2020, diện tích chè 8.886 ha, trong đó có gần 8.000 ha chè cho thu hái, năng suất bình quân 90 tạ/ha, tăng trên 10 tạ/ha so với năm 2016. Để phát triển cây chè của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 theo hướng bền vững, có hiệu quả cao theo chuỗi giá trị, cần tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chính sau:
    - Quy hoạch vùng nguyên liệu chè cho các nhà máy, cơ sở chế biến chè gắn với năng lực lực chế biến, nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển vùng nguyên liệu chè gắn với phát triển du lịch phù hợp điều kiện ở từng địa phương. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu chè gắn với nhà máy chế biến, nâng cao hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động.
     - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất. Trồng thay thế 655 ha chè Trung du già cỗi, năng suất thấp bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao; trồng mới khoảng 400 ha các giống chè đặc sản tại các xã quy hoạch vùng chè huyện Na Hang, Lâm Bình.
     Đẩy mạnh đầu tư, thâm canh, thu hái chè theo đúng quy trình kỹ thuật. Mở rộng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để giảm dần phân bón vô cơ và thuốc hóa học trong kinh doanh vườn chè.
     Tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, kỹ thuật thâm canh chè; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật; hướng dẫn người trồng chè thực hiện IPM, VietGAP
     - Mở rộng liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở chế biến với người trồng chè; áp dụng đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Chú trọng phát triển các thương hiệu sản phẩm, ứng dụng quy trình sản xuất chè hữu cơ, chè an toàn, chè VietGAP. Thành lập các tổ dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật.
      Đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực chế biến, đầu tư cải tạo, nâng cấp dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất các sản phẩm chè chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; đa dạng hoá sản phẩm nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.
     Thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác trồng, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP với mục tiêu là chế biến chè xanh nội tiêu để tăng giá bán sản phẩm chè. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong sản xuất, chế biến chè; từng bước áp dụng các tiêu chuẩn ISO, HACCP… trong quản lý chất lượng sản phẩm.
      - Tăng cường quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, củng cố mối quan hệ, hợp tác với Hiệp hội chè, Tổng Công ty chè Việt Nam để mở rộng thị trường xuất khẩu; tìm kiếm, phát triển thị trường nội địa. Tiếp tục xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm chè, nhất là các vùng chè đặc sản; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đã có thương hiệu.
      - Thực hiện tốt cơ chế, chính sách về phát triển cây chè. Triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất chè của tỉnh. Chú trọng hỗ trợ xây dựng các vùng sản xuất tập trung, liên kết sản xuất; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng vườn chè; xây dụng, phát triển thương hiệu...
       Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh chè, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV trên chè. Kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở chế biến theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
      Là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh, cây chè xứng đáng được hưởng sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường, góp phần làm giàu cho tỉnh một cách bền vững.
 
Lê Hải Nam - Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang

Lượt xem: 1630

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 2179117- Đang online : 1166