• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Nông - Lâm - Ngư nghiệp20/11/2017 16:1

Cải tạo đàn bò bằng giống bò siêu thịt BBB: Bò tăng gần 1kg/ngày

Đó là thông tin được lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia công bố tại hội nghị sơ kết dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các vùng chăn nuôi chính”

Vỗ béo bò gầy cho hiệu quả kinh tế cao

Phát biểu tại hội nghị tổ chức ở Thanh Hóa, bà Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Mục tiêu của dự án là áp dụng quy trình kỹ thuật vỗ béo bò thịt nhằm tăng năng suất và chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, dự án còn nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt bằng cách thụ tinh nhân tạo theo hướng Zebu và sử dụng tinh đực giống BBB siêu thịt, cho hiệu quả cao hơn”.

cai tao dan bo bang giong bo sieu thit bbb: bo tang gan 1kg/ngay hinh anh 1

Các đại biểu thăm đàn bò của các hộ tham gia dự án. Ảnh: B.O

"Tham gia mô hình, gia đình tôi được hỗ trợ tinh trùng bò giống và 120kg thức ăn hỗn hợp cho 1 con bò cái đang chửa. Qua quá trình chăm sóc, tôi thấy bò BBB có ngoại hình đẹp, nhanh lớn hơn bò cũ. Sau 8 tháng chăm sóc, tôi đã bán bò được 12-13 triệu đồng/con”.

Chị Lê Thị Khánh (khu 5, phường Bắc Sơn,
thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa)  

Cũng theo bà Hạnh, trong chăn nuôi gia súc lớn không áp dụng kỹ thuật vỗ béo trước khi sản xuất bán thịt thì năng suất và chất lượng sản phẩm không cao. Việc sử dụng kỹ thuật vỗ béo trong chăn nuôi gia súc lớn vô cùng hiệu quả, thông qua vỗ béo làm tăng năng suất lấy thịt ít nhất từ 10-15% so với chăn nuôi truyền thống.

Để nâng cao chất lượng giống, việc ứng dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) là tiền đề nhằm nâng cao chất lượng bộ giống quốc gia. Tuy nhiên, quy trình TTNT chưa được áp dụng rộng rãi, thực hiện chương trình Sind hóa đàn bò đã lâu nhưng đến năm 2016 mới chỉ đạt 57%, riêng các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc là 21%.

Giới thiệu về dự án, TS Nguyễn Thị Hải (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết: Dự án đã xây dựng được 9 mô hình trình diễn với 19 điểm trình diễn. Trong đó, có 4 mô hình cải tạo chất lượng bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT với quy mô 616 bò cái được TTNT. Tỷ lệ có chửa/tổng số bò giống phối lớn hơn 75,3%. Xây dựng được 5 mô hình vỗ béo bò thịt với quy mô 1.025 con. Khả năng tăng khối lượng cơ thể trên 704,1g/con/ngày.

Xác định việc lựa chọn địa điểm trình diễn đóng vai trò tiên quyết, do đó ngay từ ban đầu dự án đã đề ra các tiêu chí cụ thể, chi tiết như ưu tiên các xã xây dựng NTM, những địa phương có chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc; các hộ tham gia phải có khả năng đối ứng; cam kết thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn, đảm bảo điều kiện chuồng trại hợp vệ sinh, có kinh nghiệm trong nuôi bò. Đối với mô hình cải tạo đàn bò, ưu tiên lựa chọn các xã có tỷ lệ bò lai thấp, chủ yếu đang áp dụng bằng phương pháp phối giống trực tiếp, đảm bảo số lượng bò cái nền đạt tiêu chuẩn, nằm trong độ tuổi sinh sản.

Gia đình chị Lê Thị Khánh (khu 5, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) - một trong những hộ tham gia dự án phấn khởi cho biết: “Tham gia mô hình, gia đình tôi được hỗ trợ tinh trùng bò giống và 120kg thức ăn hỗn hợp cho 1 con bò cái đang chửa. Qua quá trình chăm sóc, tôi thấy bò BBB có ngoại hình đẹp, nhanh lớn hơn bò cũ. Sau 8 tháng chăm sóc, tôi đã bán bò được 12-13 triệu đồng/con”.

Cần nhân rộng dự án

Ông Nguyễn Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm khuyến nông Hòa Bình cho biết: “Thực hiện dự án “vỗ béo đàn bò”, huyện Tân Lạc là huyện tiêu biểu đầu tiên thực hiện mô hình với quy mô 205 con gia súc lớn. Mô hình bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra, được người dân đánh giá cao, tăng khối lượng cơ thể 730,5g/con/ngày vượt so với yêu cầu 30,5g/con/ngày. Dự án thực sự phù hợp với điều kiện chăn nuôi của tỉnh Hòa Bình và cần được nhân rộng thông qua hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội”.

Ông Lê Tân Phong - Giám đốc  Trung tâm Khuyến nông Lào Cai chia sẻ: “Lào Cai đã hỗ trợ và xây dựng 2 điểm trình diễn với 205 con bò vỗ béo/70 hộ. Bò tăng trọng 755g/con/ngày. Mô hình đã góp phần phổ biến, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao nhận thức của nhân dân vùng khó khăn, nhân rộng và phát triển chăn nuôi vỗ béo bò thịt tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới bền vững”.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ bò lai thuộc chương trình dự án tăng lên rõ rệt. Cụ thể, tại phường Bắc Sơn (thị xã Bỉm Sơn) tăng từ 49,89% lên 76,15%; tại xã Thạch Đồng (huyện Thạch Thành) tăng từ 46,92% lên 61,58%. Ông Nguyễn Viết Thái - Phó Giám đốc Sở NNPTNT khẳng định, kết quả bước đầu của dự án được đông đảo bà con nông dân đón nhận, đánh giá cao, trong tương lai việc nhân rộng mô hình hoàn toàn khả thi. 

Theo Dân Việt

Lượt xem: 490

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 988330- Đang online : 16