• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Y - Dược học - Sức khỏe19/9/2016 16:45

Đánh giá hiệu quả của bài thuốc nam thừa kế điều trị Bệnh viêm gan vi rút B tại Bệnh viện y dược cổ truyền Tuyên Quang

Viêm gan do HBV là một bệnh truyền nhiễm có mặt ở mọi vùng địa lý và đang là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm HBV chiếm khoảng 10-20%. HBV được xem là tác nhân hàng đầu gây ung thư gan nguyên phát ở người. Có nhiều thuốc Đông dược và Tân dược để điều trị viêm gan B nhưng chưa có thuốc đặc hiệu. Để góp phần nghiên cứu, chúng tôi áp dụng bài thuốc thừa kế điều trị viêm gan của Lương Y Bàn Chí Hàm, xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

I. Kết quả ứng dụng điều trị lâm sàng cho 40 bệnh nhân
1. Thành phần bài thuốc:
-Thảo long mộc: (Goniothalamus vietnamensis Ban.Họ Annonaceae):30g
          Bộ phận dùng: toàn bộ thân, rễ củ, thu hoạch vào mùa Thu, Đông,  rửa sạch, loại bỏ tạp chất, thái lát mỏng, phơi hay sấy khô.
      -Đỗ trọng nam (Urceola micrantha (G.Don) Middl họ Apocynaceae):40g 
          Bộ phận dùng: thân cây rửa sạch, thái nhỏ phơi khô đem dùng . 
-Thổ phục linh đỏ (Smilax elegantssima Gagnep. Họ Smilacaceae):15g
          Bộ phận dùng: rễ, củ của cây cạo vỏ, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái lát mong, phơi khô hoặc sấy khô đem dùng.        
-Bình vôi đỏ (Stephania sp. Họ Menispermaceae):10g
       Bộ phận dùng: rễ, củ của cây, cạo vỏ rửa sạch, thái lát mỏng phơi khô hoặc  sấy khô đem dùng.
       Làm thang sắc uống ngày 01 thang .
      2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
          Bệnh nhân nghiên cứu thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Lâm sàng:
- Có các triệu chứng chán ăn, ăn chậm tiêu, mệt mỏi, đau tức vùng hạ sườn phải, tiểu vàng, vàng da, mất ngủ, ngứa...
          - Có tiền sử viêm gan vius B (hoặc HBsAg (+) hoặc HBeAg (+).
  - Cân lâm sàng:  Xét nghiệm máu : HBsAg (+) hoặc HBeAg (+)
          - Hoạt tính men ALT và AST huyết thanh tăng cao từ 1.5-2 lần so với chỉ số giới hạn bình thường
          - Định lượng AND-HBV cao > 2500UI/L
          - Chức năng gan còn bù:
          - Đánh giá qua các thông số huyết học và sinh hoá như: Ure, Creatinine; Xét nghiệm huyết học: HC, BC,  ... Siêu âm không có hình ảnh giãn đường mật.
          - Đã ngừng uống các thuốc tân dược điều trị gan > 1 tuần.
     3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có các bệnh kèm theo: Sỏi đường mật, K gan, suy tim, cao huyết áp, suy thận, sơ gan mất bù, nghiện ma tuý .. .
- Bệnh nhân không làm đủ các xét nghiệm, bỏ không uống thuốc đủ liều, uống thêm thuốc không theo chỉ dẫn của khoa.
     4. Phương pháp nghiên cứu
     - Tất cả bệnh nhân được nhận vào điều trị nội trú tại khoa nội. Thuốc dùng ngày 01 thang, liệu trình điều trị liên tục 03 tháng, sau 01 tháng đánh giá các triệu chứng lâm sàng và  kiểm tra xét nghiệm cận lâm sàng. Tất cả các chỉ tiêu theo dõi được cập nhật vào máy vi tính và xử lý số liệu trong chương trình toán thống kê  EPIINFO VERSION 6.0
     5. Các tiêu chí theo dõi
      - Lâm sàng: Các triệu chứng: Mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, vàng da, tiểu vàng, đau hạ sườn phải, ngứa,  rối loạn tiêu hoá: (đi táo hoặc lỏng: Mức độ nhiều (+++); mức độ vừa (++); mức độ ít (+);  không có (-).
     - Cận lâm sàng:  Nồng độ: AST, ALT; Định lượng URê, Creatinine máu; XN: CTM, HC, BC; Xét nghiệm miễn dịch: Định lượng nồng độ ADN-HBV trong máu bệnh nhân trước và trong, sau điều trị.
     6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
- Lâm sàng: Loại tốt: Các triệu chứng lâm sàng giảm > 80% so với trước khi điều trị; loại khá: giảm >50% - <80%; loại trung bình:  giảm <50% - <20%; loại kém:  giảm <20% hoặc không giảm.
- Cận lâm sàng: Loại tốt: Nồng độ men ALT, AST giảm >70% hoặc trở về gần bình thường. ADN_HBV về mức < 20000ui/L; loại khá:  giảm >50%-- < 70% ; loại trung bình:  Giảm < 50% -->20%) ; loại kém: giảm < 20% hoặc không giảm.
- Theo dõi sự biến đổi của Creatinin máu, CTM,  HC, BC trước và sau điều trị.
- Xét nghiệm: HBsAg, trước và sau điều trị.
II. Kết quả nghiên cứu.
     1. Tình hình bênh nhân
Bảng 1: Phân bố theo tuổi và giới

GIỚI TUỔI TỔNG
n(%)
<30
n(%)
30-45
n(%)
46-55
n(%)
>55
n(%)
Nam 1 (5,26) 11 (57,89) 3 (15,79) 4 (21,05) 19 (47,5)
Nữ 4 (19,05) 10 (47,62) 5 (23,81) 2 (9,52) 21 (52,5)
Tổng n(%) 5 (12,5) 21 (52,5) 8 (20,0) 6 (15,0) 40 (100)
        Nhận xét:
          Bệnh nhân nam mắc chiếm 47,5%; nữ 52,5%. Độ tuổi mắc nhiều nhất là từ 30-45 tuổi chiếm tỷ lệ 52,5%, < 30 tuổi chiếm tỷ lệ 12,5%
     2. Kết quả điều trị
Bảng 2: Các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị
Các triệu chứng lâm sàng Trước điều trị Sau điều trị Thay đổi P
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Mệt mỏi 40/40 100 13/40 32,5 67,5% <0,001
Chán ăn 39/40 97,5 5/40 12,5 84,5% <0,001
Đầy bụng 39/40 97,5 11/40 27,5 69,5% <0,001
Đau tức  HSP 28/40 60,3 1/40 2,5 57,8% <0,001
Vàng da 9/40 22,5 1/40 2,5 20,0% <0,05
Tiểu vàng 30/40 75,0 1/40 2,5 72,5% <0,001
Ngứa 12/40 30,0 1/40 2,5 27,5% <0,05
RLTH 29/40 72,5 0/40 0 72,5% <0,001
      Nhận xét:
     Các triệu chứng lâm sàng có chuyển biến rất tốt như mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, tiểu vàng thay đổi trước và sau điều trị > 67,5 - 84,5%; đau hạ sườn  giảm 57,8%; tiểu vàng, vàng da, thay đổi là 20,0% - 72,5%; ngứa giảm 27,5%; RLTH giảm 72,5%  với P < 0,001,  p<0,01 và P<0,05 có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3: Thay đổi về cận lâm sàng trước và sau điều trị
Xét nghiệm TSBN Trước ĐT
(X ± SD)
Sau ĐT (X ± SD) Thay đổi % P
ALT (GPT) 40 91,71 ± 23,17 40,44 ± 7,60 44,10 % p < 0,001
AST (GOT) 40 89,45 ± 28,63 37,57 ± 7,49 42,00% p < 0,001
HBV-DNA 40 31560,0±4859,93 18782,6 ± 1085,3 40,48% P < 0,001
Creatinin 40 88,16 ± 7,29 87,89 ± 5,41 0,31% p > 0,05
Ure 40 4,29 ± 0,52 4,12 ± 0,47 3,97% p > 0,05
HC 40 4,60 ± 0,56 4,51 ± 0,53 1,96% p > 0,05
BC 40 6,51 ± 1,81 6,45 ± 1,28 0,93% p > 0,05
     Nhận xét:
     -  Men AST, ALT giảm mạnh so với trước điều trị, tỷ lệ thay đổi trung bình ALT  là:44,10%; AST là 42,0% và trở về mức giới hạn gần bình thường.  P < 0,001 có ý nghĩa thống kê.
     - Kết quả xét nghiệm HBV-DNA cho thấy có sự khác biệt rõ rệt sau điều trị (sự thay đổi là 40,48% với p = 0 {p < 0,001}). các bệnh nhân nhóm nghiên cứu đều có kết quả HBV-DNA ≤ 20000UI/L
     - Trong số 40 bệnh nhân có 100% bệnh nhân có HBsAg (+), có 12 BN có HBeAg(+). Sau điều trị đã có 5 bệnh nhân có kết quả HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện(<500UI/L) có HbsAg (- )   
     3. Đánh giá kết quả chung.
      Kết quả điều trị chung: Tốt là 55,%;  Khá là 42,5%; Trung bình là 2.5%.
So sánh với kết quả của một số tác giả [6]
     - Giáo sư S.Jayaram đại học Madras (Ấn độ 2008) điều trị cho 80 bệnh nhân bằng Chó đẻ răng cưa tỷ lệ tốt :54,5% khá 36%
     - Weissberg (2007 Trung Quốc) điều trị bằng cây Phylantusamarus có tác dụng chuyển đảo huyết thanh HbsAg 59% .ADN – HBV dưới ngưỡng là 16% 
   - Hà Văn Ngạc và cộng sự (2008) nghiên cứu trên 102 bệnh nhân Viêm gan B bằng Siro cây Hebevera tỷ lệ thải trừ ADN – HBV 59,8% với ngày điều trị trung bình là 68,6 ngày .
BS CKII Lê văn Thành và cộng sự

Lượt xem: 679

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1980194- Đang online : 931