• Tin tiêu điểm
Tin tức - Sự kiện › Tin trong nước13/11/2018 16:14

Tổng kết Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Tuyên Quang lần thứ 5

Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Tuyên Quang lần thứ 5 (2017-2018) đã thành công tốt đẹp. Ban Biên tập xin gửi tới quý độc giả báo cáo tổng kết Cuộc thi do đồng chí Giang Văn Huỳnh, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đọc tại Lễ Tổng kết cuộc thi.

Kính thưa Đồng chí Tiến sỹ Nguyễn Hải Anh, UVBCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Kính thưa các vị đại biểu, khách quí, các tác giả đạt giải, các em thanh thiếu niên, nhi đồng.
 
Hôm nay, Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Tuyên Quang tổ chức tổng kết Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang lần thứ 5 (2017-2018), phát động Cuộc thi lần thứ 6 (2019-2020).
Thay mặt Ban Tổ chức Cuộc thi (BTC), tôi nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, khách quí, các vị trong Ban Tổ chức, Ban Thư ký, Hội đồng Giám khảo, các tác giả có mô hình, sản phẩm, giải pháp dự thi đạt giải cấp tỉnh và giải toàn quốc.
Sự có mặt của các quí vị đại biểu, khách quí thể hiện sự quan tâm, ủng hộ, động viên và cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo nói chung, Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh nói riêng.
Kính thưa các quí vị đại biểu, khách quí, các tác giả đạt giải.
Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng (Cuộc thi) do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, ngành liên quan phát động, tổ chức 2 năm 1 lần và đã trải qua 14 lần tổ chức. Đối với Tuyên Quang đây  là lần thứ 5 Cuộc thi được tổ chức.
Mục đích Cuộc thi là nhằm khơi dậy tiềm năng, phát huy tính tư duy sáng tạo trong thanh thiếu niên nhi đồng; giúp các em trao dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng ước mơ trở thành những nhà  sáng  tạo  trong  tương lai; thúc đẩy  phong trào  thi đua học tập, lao động, tiến quân vào khoa học kỹ thuật, góp phần thiết thực xây dựng quê hương, đất nước.
Nội dung Cuộc thi tập trung vào 5 lĩnh vực: (1) Đồ dùng học tập; (2) Phần mềm tin học; (3) dụng cụ sinh hoạt gia đình, đồ chơi trẻ em; (4) Sản phẩm thân thiện với môi trường; (5) Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
         Yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá mô hình, sản phẩm, giải pháp dự thi cần đạt là:(1) Có tính mới, tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong sản xuất, đời sống;  (2) Phải  thực  hiện  theo  đúng  ý  tưởng người   dự  thi;   (3) Được  
làm  từ nguyên liệu, vật liệu sẵn có và không có hại; khuyến khích sử dụng các “phế liệu” trong sinh hoạt, sản xuất để làm ra vật dụng, sản phẩm thông minh, hữu ích, dụng cụ đa năng, các thiết bị máy móc tự động hóa, sản phẩm tin học, phần mềm điều khiển trong các lĩnh vực.
 


Đồng chí Giang Văn Huỳnh, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, đọc báo cáo tổng kết.

 
1. Tình hình triển khai Cuộc thi.
Căn cứ Văn bản số 92/LHHVN-VIFOTEX ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quĩ hỗ trợ sáng tạo VIFOTEC “Về việc triển khai Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2017-2018”, ngày 28/12/2017 UBND tỉnh  có Văn bản số 4168-UBND “Về việc giao cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội tỉnh) chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành, đơn vị liên quan triển khai tổ chức Cuộc thi”; tiếp đó ngày 28/02/2018 UBND tỉnh ban hành Quyết định  số 161/Q-UBND “Về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi” gồm 9 thành viên thuộc các ngành: Liên hiệp Hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh do Đồng chí Chủ tịch Liên hiệp Hội làm Trưởng ban.
 Để nhanh chóng tổ chức Cuộc thi theo sự chỉ đạo của LHHVN, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Cuộc thi đã khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản: Kế hoạch tổ chức Cuộc thi số 01/KH-BTCCT ngày 21/3/2018, định rõ nội dung, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, hoàn thành; phân  công  nhiệm  vụ, địa bàn phụ trách cho thành viên Ban Tổ chức. Ngày 22/3/2018, Ban Tổ chức ban hành Thể lể Cuộc thi, qui định rõ đối tượng, lĩnh vực, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thi, cơ cấu và mức giải thưởng, thời gian, cách thức, địa điển nộp hồ sơ dự thi. Tiếp đó Ban Tổ chức  thành lập Ban Thư ký giúp BTC  tiếp  nhận, sơ  bộ  đánh giá, phân loại hồ sơ dự thi và đến 15/7/2018 (thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi và sau khi đã có kết quả sơ bộ đánh giá hồ sơ dự thi theo các lĩnh vực), BTC thành lập Hội đồng Giám khảo chấm hồ sơ dự thi gồm các cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn sâu, phù hợp với các lĩnh vực dự thi; xây dựng, ban hành tiêu chí và thang điểm chấm hồ sơ dự thi.  
          Triển khai nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và BTC Cuộc thi, các Sở Giáo dục Đào tạo, Tỉnh Đoàn TNCSHCM đã ban hành nhiều văn bản phát động, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cơ sở về Cuộc thi, đặc biệt Sở Giáo dục và Đào tạo đã có riêng Kế hoạch triển khai Cuộc thi trong ngành, đưa hoạt động hưởng ứng Cuộc thi làm một trong các tiêu chí nội dung thi đua tại cơ sở giáo dục. Đài Phát thanh vàTruyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang đã đăng toàn văn Thể lệ Cuộc thi và thông tin phản ánh phong trào thi đua của cơ sở hưởng ứng Cuộc thi. Các bản tin, trang TTĐT của ngành Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn TNCSHCM, một số huyện, cơ sở giáo dục cũng có những tin phản ảnh phong trào học tập và hoạt động  khoa học  hưởng ứng  Cuộc thi… Nhờ phối hợp  các hình thức và giữa các cơ quan liên quan trong tuyên truyền, vận động nên chỉ một thời gian ngắn (từ tháng 3-15/7/2018 sau khi có Kế hoạch, Thể  lệ Cuộc thi), hầu hết các trường, cơ sở đoàn trên địa bàn tỉnh đã có kế hoạch triển khai tổ chức Cuộc thi, đồng thời Cuộc thi nhận được sự quan tâm ủng hộ, động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, cấp bộ đoàn, nhiều bậc phụ huynh học sinh.
Kết quả đạt được.
          Sau gần 4,5 tháng triển khai, đã có đông đảo cơ sở trường học, tổ chức đoàn, thanh thiếu niên nhi đồng trong tỉnh tham gia với nhiều hình thức khác nhau, trong đó  có trên 120 em  đăng ký  gửi sản phẩm tham gia dự thi. So với kỳ thi thứ 4 (2015-2016), số đối tượng, sản phẩm dự thi đều tăng. Qua sơ loại ở cơ sở, đã có 88 sản phẩm tham gia dự thi cấp tỉnh, tăng 54 sản phẩm so với kỳ thi trước.
Qua xem xét mô hình, sản phẩm, giải pháp gửi dự thi cho thấy: Từ những kiến thức đã học kết hợp với ước mơ, khát vọng góp phần giải quyết yêu cầu thiết thực của học tập, sản xuất, đời sống, các em đã tận dụng nguồn vật tư, nguyên liệu sẵn có tại địa phương, các vật phẩm đã qua sử dụng, thậm chí đã “thải loại” để làm ra nhưng vật dụng không chỉ có tác dụng thiết thực, hiệu quả phục vụ học tập, sản xuất, đời sống, thân thiện với môi trường mà còn hàm chứa tính mới, tính sáng tạo so với các sản phẩm tương ứng đã có trong tỉnh, trong nước. Một số sản phẩm dự thi có tính đa năng, có sản phẩm đã ứng dụng công nghệ thông tin và điều khiển  tự động hóa trong vận hành. Điển hình trong các sản phẩm dự thi lần này là: Mô hình “Thành phố thông minh ứng dụng  Internet of things", Tạm dịch: Thành phố thông minh vạn vật kết nối Internet của em Đinh Nhật Giang và Trần Ngọc Long, Trường THPT Chuyên thành phố Tuyên Quang với ý tưởng xây dựng một thành phố  trong đó mỗi con người, mỗi đồ vật được cung cấp một định  danh  riêng, được  kết  nối,  truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng thông tin mà không cần tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với đồ vật, thể hiện sự nắm bắt kịp thời của các em về những tiến bộ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn gọi là cách mạng 4.0, trực tiếp là những tiến bộ về công nghệ không dây, công nghệ vi điện tử và Internet để vận dụng vào việc xây dựng mô hình quản lý thành phố một cách thông minh. Mô hình “Máy gom rác tiện ích” của em Lại Bá Quân, Trường THCS Đại Phú, Sơn Dương, bằng vật liệu rất dễ tìm kiếm tại chỗ, các em đã làm ra chiếc máy gom rác rất dễ  sử dụng. Mô hình này nếu tiếp tục cải tiến có thể tạo ra những chiếc máy thu gom rác trên thực tế phục vụ gom rác đường phố hiệu quả. Mô hình “Lò sấy đảo chiều đa năng” của nhóm các em Đoàn Thu Ngân và Trần Mạnh Toản, Trường THPT Sơn Dương, tính sáng tạo thể hiện ở công nghệ chế tạo bộ điều khiển nhiệt trung tâm cho phép điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại nông sản khi sấy và  chế  tạo  bộ đảo nguyên liệu để sản phẩm sấy khô đều. Lò làm từ vật liệu dễ tìm kiếm trên thị trường, hình thức gọn đẹp, có khả năng áp dụng rộng rãi trong thực  tế.  Sản  phẩm  “Bẫy  chuột thông minh” rất“ngộ  nghĩnh  và hiệu quả”. Bẫy là một thùng (hòm), trong đó cửa vào thùng là chiếc cầu (thực chất là bẫy) làm đường để chuột đi vào thùng (trong thùng có để thức ăn mồi). Khi chuột đi qua cầu (cầu sử dụng nguyên lý đòn bẩy) đến cuối cầu, dưới sức nặng của chuột, cầu sập xuống, cửa tự động đóng lại, chuột bị nhốt trong thùng. Mô hình “Phơi đồ thông minh” của em Khổng Thị Ánh Ngọc, Trường THCS Cấp Tiến, Sơn Dương. Sáng tạo, tiện dụng của dàn phơi là chỉ cần đứng trong hè nhà mắc đồ phơi lên dàn, đẩy dàn phơi ra ngoài nắng và thu vào khi đồ đã khô hoặc nhanh chóng thu đồ vào  khi trời mưa bằng nguyên lý dùng hệ thống ròng rọc kết cấu ở 2 đầu dàn phơi. Mô hình “Bể tự hoại bằng thùng phuy nhựa đựng hóa chất đã qua sử dụng” của em Lê Đức Duy, Trường THCS Đội Bình, Yên Sơn rất dễ áp dụng cho hộ gia đình ở nơi chưa thể làm ngay bể kiên cố, nhất là hộ gia đình kinh phí khó khăn. Tất nhiên thùng đựng hóa chất đã được khử độc hại khi làm bể tự hoại. Mô hình “Bếp tiết kiệm củi” của em Đặng Kiều Oanh, Trường THCS Vinh Quang, Chiêm Hóa kết cấu rất đơn giản, gọn nhẹ, dễ chế tạo, dễ sử dụng, dễ cơ động, khả năng tiết kiệm củi tới 30% so với các loại bếp tiết kiệm củi hiện có trên thị trường khi dùng nấu chín cùng một khối lượng và loại thực phẩm (sản phẩm đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi toàn quốc năm nay về tính hiệu quả kinh tế, khả năng áp dụng rộng rãi). Mô hình “Hệ thống lọc nước không dùng điện” của em Nguyễn Quỳng Mai, Phạm Quỳnh Chi, Nguyễn Anh Đức Trường tiểu học Đăng Châu, Sơn Dương sản phẩm dùng áp dụng  cho những nơi chưa có điện. Mô hình  “Dụng cụ phủ vữa khi ốp tường bằng gạch men” của em Vũ Thùy Dung  và Phan Ngọc Trường, Trường THPT Chuyên, thành phố Tuyên Quang vừa giúp rải vữa đều, vừa tăng năng suất ốp gạch men hơn hẳn so với dùng bay và bàn xoa để rải vữa. Các mô hình: “Phổ biến Công nghệ IoT ứng dụng trong nông nghiệp của em Ma Đức Cảnh, Trường THPT Đầm Hồng, Chiêm Hóa và Mô hình “Thắp sáng đèn cao áp nhờ sức gió Ôtô tạo ra khi chạy trên đường có giải phân cách cứng” của  em Đỗ Mạnh Dũng, Trường Tiểu học Đăng Châu, Sơn Dương thể hiện các em  rất nhạy bén với thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, từ đó nảy sinh ý tưởng sáng tạo để  tạo ra những sản phẩm nêu trên.
Từ kết quả Cuộc cho thấy: Khả năng tư duy, sáng tạo của thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh nhà là rất phong phú, tiềm năng. Khá nhiều em tuổi còn rất nhỏ, đang học bậc tiểu học nhưng đã bộc lộ tố chất và khả năng sáng tạo, cùng với giúp sức của các thầy cô giáo, bậc phụ huynh, ý tưởng sáng tạo đã được hiện thực hóa bằng các mô hình, sản phẩm dự thi, có khả năng áp dụng hiệu quả trong thực tế.
Các tổ chức Đoàn, trường học ở huyện Sơn Dương, Yên Sơn là nơi có nhiều thanh thiếu niên nhi đồng, cơ sở trường học tham gia Cuộc thi; các Trường Phổ thông Trung học Chuyên, thành phố Tuyên Quang, Trường Tiểu học Đăng Châu, Sơn Dương là nơi có nhiều thanh thiếu niên nhi đồng là học sinh của trường tham gia, có nhiều sản phẩm dự thi có chất lượng.
Nhiều em ở các trường vùng sâu, vùng xa như THCS Linh Phú (Chiêm Hóa), THCS Đà Vị (Na Hang), THCS Thổ Bình (Lâm Bình), THCS Khau Tinh (Na Hang) đã nhiệt tình tham gia Cuộc thi và có ý tưởng sáng tạo rất đáng khen ngợi.
Nhìn chung sản phẩm dự thi lần này thực sự “có sức sống vì nhiều sản phẩm có khả năng áp dụng ra thực tế”, điều đó phản  ảnh  khả  năng  quan  sát, tư duy hình thành ý tưởng sáng tạo; khả năng tiếp thu, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật để biến ý tưởng thành mô hình, sản phẩm, giải pháp hữu ích phục vụ  học tập, lao động sản xuất và đời sống.
Cuộc thi cũng là dịp để Ban tổ chức Cuộc thi, các ngành, các cấp nhìn nhận, thấy được tiềm năng sáng tạo của thanh thiếu niên tỉnh nhà, từ đó có kế hoach, giải pháp chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thích hợp để các tài năng sáng tạo trẻ tiếp tục có những ý tưởng và sáng tạo mới, trở thành nhà sáng tạo “tài ba” trong tương lai, đóng góp hiệu quả, thiết thực vào sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước.
Về tuyển chọn, chấm giải các sản phẩm dự thi:
 Ban Tổ chức đã thành lập Hội đồng giám khảo gồm 8 thành viên là các cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn chuyên sâu về lĩnh vực dự thi; xây dựng tiêu chí, thang điểm chấm sản phẩm dự thi. Hội đồng Giám khảo chia thành 2 tổ, thành viên các tổ chấm độc lập sau đó tổng hợp lại lấy điểm bình quân. Trong tuyển chọn, chấm điểm và xét sản phẩm để trao giải, Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo đã làm việc thực sự khách quan, công tâm, minh bạch; đã chọn 11 sản phẩm đạt các kết quả nổi bật nhất về tính mới, tính sáng tạo, tính hiệu quả, khả năng áp dụng rộng rãi, có số điểm cao nhất để trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích, cụ thể:
01 giải nhất:
 Mô hình “Thành phố thông minh ứng dụng Internet of things” của tác giả Đinh Nhật Giang và Trần Ngọc Long, Trường Trung học phổ thông Chuyên, thành phố Tuyên Quang.
02 giải nhì:
- Mô hình “Lò sấy đảo chiều đa năng” của nhóm tác giả Đoàn Thu Ngân và Trần Mạnh Toản, Trường Trung học phổ thông Sơn Dương.
- Mô hình “Máy gom rác tiện ích” của tác giả Lại Bá Quân, Trường Trung học cơ sở Đại Phú, Sơn Dương.
03 giải ba:
- Mô hình “Bể tự hoại bằng thùng phuy nhựa đựng hóa chất đã qua sử dụng làm nhà vệ sinh cho người có thu nhập thấp” của tác giả Lê Đức Duy, Trường Trung học cơ sở Đội Bình, Yên Sơn.
- Mô hình “Máy lọc nước không dùng điện” của nhóm tác giả Nguyễn Quỳnh Mai, Phạm Quỳnh Chi, Nguyễn Anh Đức, Trường tiểu học Đăng Châu, Sơn Dương.
 -  Mô hình “Dụng cụ phủ vữa khi ốp tường bằng gạch men” của nhóm
tác giả Vũ Thùy Dung và Phan Ngọc Trường, Trường Trung học phổ thông Chuyên, thành phố Tuyên Quang
 05 giải khuyến khích:
- Mô hình “Bẫy chuột thông minh” của tác giả Nịnh Văn Trọng, Trường Trung học cơ sở Hồng Thái, Thành phố Tuyên Quang.
- Mô hình “Phơi đồ thông minh” của tác giả Khổng Thị Ánh Ngọc, Trường Trung học cơ sở Cấp Tiến, Sơn Dương.
- Mô hình “Bếp tiết kiệm củi” của tác giả Đặng Kiều Oanh, Trường Trung học cơ sở Vinh Quang, Chiêm Hóa.
- Mô hình “Phổ biến công nghệ IOT ứng dụng trong nông nghiêp” của tác giả Ma Đức Cảnh, Trường Trung học phổ thông Đầm Hồng, Chiêm Hóa.
- Mô hình “Thắp sáng đèn cao áp nhờ sức gió Ôtô tạo ra trên đường có giải phân cách cứng” của tác giả Đỗ Mạnh Dũng, Trường Tiểu học Đăng Châu, Sơn Dương.
 Ban Tổ chức đã chọn 7 sản phẩm đạt giải nhất, nhì, ba và sản phẩm đạt giải khuyến khích “Bếp tiết kiệm củi” dự Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 15 (2017-2018). Kết quả Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có Quyết định số 1018/QĐ-LHHVN ngày 03/10/2018 trao giải khuyến khích Cuộc thi toàn quốc cho mô hình “Bếp tiết kiệm củi” của tác giả Đặng Kiều Oanh, Trường Trung học cơ sở Vinh Quang, Chiêm Hóa vì mô hình nổi bật về tính hiệu quả,  khả năng áp dụng rộng rãi, nguyên liệu chế tạo dễ tìm kiếm tại chỗ.
Kính thưa các đại biểu:
Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Tuyên Quang lần thứ 5 (2017-2018) đã thành công tốt đẹp.
Đạt được kết quả trên là do:
- Có sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của UBND tỉnh; sự phối hợp, giúp đỡ của các ngành, các cấp, tổ chức có liên quan, nhất là sự phối hợp chặt chẽ trong qua trình tổ chức, triển khai của Liên hiệp Hội tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn TNCSHCM, Sở Khoa học và Công nghệ, Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang.
Ban Tổ chức ghi nhận sự cố gắng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tuy lần đầu được giao nhiệm vụ song với ý thức trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh, giúp việc cho Ban tổ chức triển khai Cuộc  thi  đạt kết quả.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kịp thời nội dung Cuộc thi đến tổ chức Đoàn, cơ sở giáo dục, trường học, các em thanh thiếu niên nhi đồng, học sinh.
- Trong quá trình tổ chức Cuộc thi đã được các cấp bộ Đoàn, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo cổ vũ, động viên, nhất là giúp các em định hướng hình thành ý tưởng, tạo điều kiện tinh thần, vật chất  để các em thực  hiện  mô hình, sản phẩm, giải pháp theo ý tương và dự thi. Cuộc thi cũng nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ rất thiết thực, hiệu quả các nhà tài trợ.
Thực tế tổ chức Cuộc thi cho thấy, nơi nào có sự quan tâm động viên của lãnh đạo, nơi đó có phong trào, có nhiều em tham dự, có nhiều ý tưởng sáng tạo được thể hiện và tham dự Cuộc thi.
Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Tuyên Quang lần thứ 5 trân trọng cảm ơn sự quan tâm của UBND tỉnh; sự phối  hợp,
ủng hộ của các ngành, các cấp; cảm ơn sự nhiệt tình của các tổ chức Đoàn, các trường học, cơ sở giáo dục, các thầy cô giáo, bậc phụ huynh, các em thanh thiếu niên nhi đồng, học sinh trên địa bàn tỉnh  đã trực  tiếp  tham  dự và
đóng góp quan trọng làm nên thành công Cuộc thi.
Cảm ơn sự ủng hộ, động viên, tài trợ rất thiết thực, hiệu quả của Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang và của các Công ty: Công ty cổ phần Cam sành Hàm Yên; Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang, Công ty TNHH Trường Thọ Việt Nam tại tỉnh Tuyên Quang, Công ty TNHH MTV Quế Quyền, Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư thủy lợi Ngọc Lâm, Công ty Hợp kim thép Memico, Công ty TNHH Nhung Bích.
Kính thưa các vị đại biểu.
          Bên cạnh những kết quả đạt đươc, Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 5 của tỉnh  cũng còn những hạn chế, tồn tại, khó khăn, đó là:
- Công tác tuyên truyền, động viên thanh thiếu niên nhi đồng tham gia Cuộc thi còn đơn điệu về hình thức, nội dung, chưa thường xuyên, liên tục.
- Chưa làm tốt sự phối hợp với các ngành, huyện, cơ sở nên chưa huy động được sự hưởng ứng rộng rãi của toàn xã hội tham gia Cuộc thi.
- Công tác kiểm tra, đôn đốc của  Ban Tổ chức, của cơ quan chủ trì và thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi chưa thường xuyên nên chưa phát hiện kịp thời khó khăn ở cơ sở để có giải pháp động viên, hỗ trợ, nhất là giúp các em định hướng ý tưởng sáng tạo, hoàn thiện mô hình, sản phẩm, giải pháp dự thi theo ý tưởng.
- Một số cơ sở Đoàn, trường học chưa nhận thức sâu sắc Cuộc thi là dịp, cơ hội  để các em hình thành ý tưởng hay, tạo ra sản phẩm thiết thực, hiệu quả góp phần phục vụ  học tập, sản xuất, đời sống và phát hiện ra những “tài năng sáng tạo” từ đó định hướng, động viên các em tiếp tục  phấn đấu vừa học tập, lao động, công tác tốt, vừa say mê nghiên cứu, nuôi dưỡng ước mơ trở thành nhà sáng tạo trong tương lai.
- Số thanh thiếu niên nhi đồng trực tiếp tham gia và có mô hình, sản phẩm  dự Cuộc thi còn ít, chưa tương xứng với số lượng và tiềm năng sáng tạo của thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh nhà. Mô hình, sản phẩm, giải pháp đạt giải cao trong Cuộc thi toàn quốc còn ít; chưa có mô hình, giải pháp, sản phẩm nào được chọn tham dự Cuộc thi sáng tạo trẻ khu vực và quốc tế.
- Chưa làm tốt việc xã hội hóa nên chưa huy động thêm được nhiều nguồn lực tổ chức Cuộc thi, nhất là hỗ trợ những ý tưởng có tính sáng tạo, khả dụng, hiệu quả cao, hỗ trợ các em hoàn cảnh khó khăn có ý tưởng sáng tạo tốt  hoàn thiện ý tưởng để dự thi.
- Cuộc thi từ khi ban hành Kế hoạch, Thể lệ đến khi  nộp sản phẩm dự thi tiến hành trong thời gian tương đối ngắn (4,5 tháng), lại trùng vào thời điểm các trường, các em học sinh tập trung thi  và tổng  kết  cuối  năm học  nên thời gian dành tham dự Cuộc thi không nhiều, dẫn đến hạn chế số các em tham dự Cuộc thi.
          3.Về tổ chức Cuộc thi tiếp theo.
Để Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng các năm tiếp theo đạt kết quả tốt hơn, BTC thấy cần làm tốt một số việc trọng tâm sau:
- Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, Ban Tổ chức Cuộc thi, nội dung Cuộc thi đến thanh thiếu niên, nhi đồng, đến tất cả các cấp, các ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh; làm cho thanh thiếu niên nhi đồng, các cấp, các ngành, tổ chức và  toàn xã hội biết, hiểu mục đích, ý nghĩa, nội dung, qua đó hưởng ứng, ủng hộ, tham gia Cuộc thi.  
- Đảm bảo hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì tổ chức Cuộc thi (Liên hiệp Hội tỉnh) với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn TNCSHCM, Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành, tổ chức liên quan,  thành viên Ban Tổ chức trong triển khai Cuộc thi, nhất là hướng dẫn, giúp đỡ tập thể, cá nhân hoàn thiện ý tưởng, hoàn thiện sản phẩm, mô hình, giải pháp, hồ sơ dự thi.
- Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ thông tin đến các doanh nghiệp chọn lựa sản phẩm dự thi có khả năng ứng dụng, hiệu quả cao trong thực tế phối hợp với tác giả tiếp tục hoàn thiện, đưa  sản phẩm dự thi trở thành sản phẩm hàng hóa thực tế, qua đó gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với phục vụ thực tiễn học tập, đời sống, sản xuất của thanh thiếu niên nhi đồng, khuyến khích tính tích cực sáng tạo.
- Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực tổ chức Cuộc thi, nhất là nguồn lực hỗ trợ cho các ý tưởng có tính sáng tạo và hàm chứa tri thức khoa học - công nghệ, khả năng áp dụng rộng  rãi trong thực tế,  hiệu quả kinh tế cao.
Kính thưa các vị đại biểu.
Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh lần thứ 5 (2017- 2018) đã thành công tốt đẹp.
          Ban Tổ chức Cuộc thi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh; sự ủng hộ, phối hợp, giúp đỡ của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân đối với Cuộc thi; cảm ơn sự hưởng ứng và tham gia tích cực của thanh thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh đã đem lại thành công Cuộc thi.
 
          Kính chúc các vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống, công tác.
          Chúc Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Tuyên Quang lần thứ 6 (2019- 2020) thành công hơn nữa.
 

Lượt xem: 422

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 988498- Đang online : 184