• Tin tiêu điểm
Tin tức - Sự kiện › Tin trong nước4/10/2019 10:51

Đằng sau việc Forever 21 phá sản và chuyện ở Việt Nam

Theo chuyên gia, việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản không phải bao giờ cũng là chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hãng thời trang cho giới trẻ Forever 21 vừa thông báo đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản và sẽ đóng một số trong chuỗi hơn 800 cửa hàng do tiền mặt cạn kiệt và khả năng cải tổ mờ mịt.

Dù vậy, theo chuyên gia, điều này không có nghĩa những người yêu thích thời trang sẽ phải tiếc nuối khi chia tay thương hiệu này bởi việc phá sản không phải bao giờ cũng là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp vẫn có thể có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh. Chính việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản sẽ giúp Forever 21 đóng cửa các cửa hàng thua lỗ và tái cấp vốn cho việc kinh doanh.

Phân tích cụ thể, TS.LS Bùi Quang Tín, Chủ tịch kiêm CEO trường Doanh nhân BizLight cho hay, về nguyên tắc, khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ, không thể hoạt động được nữa thì mới nộp hồ sơ xin phá sản. Mục đích của việc nộp hồ sơ xin phá sản là để Nhà nước bảo vệ cho việc phá sản ấy diễn ra theo đúng  trật tự, quy định của pháp luật.

Dang sau viec Forever 21 pha san va chuyen o Viet Nam
Forever 21 nộp đơn xin phá sản. Ảnh: Reuters
 

"Nếu như không có Nhà nước bảo vệ thì khi đó, các chủ nợ sẽ tới phá phách, đòi món nợ của họ. Trong khi nếu doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản, doanh nghiệp ấy sẽ được bảo vệ theo Luật Phá sản và trình tự để thanh toán nợ của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định pháp luật", TS.LS Bùi Quang Tín nói.

Vị chuyên gia dẫn ví dụ, giữa hai khoản nợ bảo đảm và không bảo đảm, Nhà nước sẽ ưu tiên doanh nghiệp trả các khoản nợ có bảo đảm trước, còn các khoản nợ không bảo đảm - tức các khoản nợ được chủ nợ cho vay bằng tín chấp, sẽ trả sau. Bản thân các chủ nợ không thể và không được tới đập phá cửa hàng để đòi nợ, nộp đơn kiện cáo...

Không những vậy, trước khi trả nợ cho món nợ bảo đảm, doanh nghiệp phải ưu tiên trả tiền lương cho nhân viên, tiền thuế và các khoản nợ cho nhà nước.

"Như vậy, việc trả nợ phải  theo thủ tục ưu tiên và doanh nghiệp phải ưu tiên thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người lao động và Nhà nước trước tiên, sau đó tính đến các khoản nợ bảo đảm và các khoản nợ không bảo đảm", TS.LS Bùi Quang Tín cho hay.

Ông nhấn mạnh, trong trường hợp này doanh nghiệp vẫn có cơ hội để phục hồi hoạt động kinh doanh. Bởi như đã nói, mục đích nộp đơn xin phá sản chính là để Nhà nước bảo vệ cho doanh nghiệp và quá trình phá sản nếu thực hiện theo đúng trình tự sẽ diễn ra rất lâu.

Trong khoảng thời gian đó, nếu doanh nghiệp hồi phục được thì không nhất thiết phải chấm dứt hoạt động kinh doanh và được coi là không còn lâm vào tình trạng phá sản.

"Việc này khác hoàn toàn khác với giải thể doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản nghĩa là họ muốn được bảo hộ trong quá trình thanh toán các khoản nợ cho chủ nợ, đồng thời vẫn có hy vọng hồi phục được hoạt động kinh doanh.

Nếu các chủ nợ đồng ý kéo dài thời gian trả nợ, nếu có một nhà đầu tư nào đó góp vốn hoặc cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp đó hỗ trợ vốn, phương án kinh doanh thì lúc đó doanh nghiệp hồi phục được là chuyện bình thường. Thậm chí, nếu thị trường phát triển trở lại thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng hoạt động tốt", vị chuyên gia chỉ rõ.

Dù bản chất của việc phá sản là vậy, nhưng ở Việt Nam vẫn còn có  tâm lý e ngại phá sản.

Lý giải điều này, TS.LS Bùi Quang Tín chỉ ra nhiều lý do, mà trước hết là nhiều người không hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật, họ đánh đồng giữa phá sản doanh nghiệp với giải thể doanh nghiệp trong khi đây là hai khái nhiệm hoàn toàn khác nhau.

Đáng lưu ý, theo vị chuyên gia, tâm lý, thói quen của người Việt là không ưa thích doanh nghiệp dính dáng đến chuyện phá sản.

Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên đà đi xuống, người Việt thường có tâm lý lo sợ doanh nghiệp hoạt động không ổn định.

Forever 21 thành lập năm 1984, bởi hai vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang. Đến nay, họ đã có hơn 800 cửa hàng tại Mỹ, châu Âu, châu Á và Mỹ Latin với doanh thu hàng năm ước tính hơn 3 tỷ USD.

Do Won Chang, nhà sáng lập Forever 21 từng chia sẻ với CNN: "Ban đầu, công ty có tên là Fashion 21 nhưng đã được đổi thành Forever 21 vì khách hàng mục tiêu của chúng tôi là những người ở độ tuổi 20. Người già muốn trở lại tuổi 21 một lần nữa còn người trẻ thì muốn mình mãi mãi 21 tuổi".

Khi đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, Forever 21 bắt đầu mở rộng sang trang phục cho nam giới, trẻ em, bà bầu, đồ ngoại cỡ, mỹ phẩm cùng nhiều loại sản phẩm khác. Mặc dù vậy, điều đó không giúp thương hiệu này duy trì được cái chất vốn có.

Hơn nữa, khi mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến hơn, sự suy giảm lượng khách hàng tới trung tâm mua sắm truyền thống đã làm trầm trọng hơn các vấn đề của Forever 21.

Khi nộp đơn phá sản, Forever 21 cũng cho biết đã nhận một vài khoản trợ cấp vốn gồm 275 triệu USD từ ngân hàng JPMorgan Chasse và 75 triệu USD từ quỹ TPG Sixth Street Partners để tái cấu trúc.

Theo Đất Việt

Lượt xem: 712

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 988572- Đang online : 258