Loạn thị học đường làm thế nào để phòng tránh?
Loạn thị là tật khúc xạ phổ biến thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Đây là chứng bệnh rất hay gặp ở lứa tuổi học đường. Loạn thị tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt và học tập.
Loạn thị tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Loạn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp ở lứa tuổi học đường nhiều nhất. Có khoảng 30% trẻ em bị loạn thị với những mức độ khác nhau.
Loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc ống kính ở bên trong của mắt có một độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Thay vì thẳng và mịn theo tất cả các hướng thì bề mặt của những người loạn thị sẽ có một số khu vực có hình cong hoặc dốc hơn.
Ở người bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc sẽ được hội tụ ở một địa điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, ở người mắt loạn thị, các tia hình ảnh này lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc. Điều này khiến những người bị loạn thị thấy hình ảnh nhòe và không được rõ.
Loạn thị thường xảy ra kết hợp với các tật khúc xạ khác:
- Kết hợp với cận thị thành cận loạn: Hay gặp khi giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường. Thay vì tập trung chính xác vào võng mạc, ánh sáng sẽ tập trung ở phía trước của võng mạc và kết quả là cảm thấy nhìn mờ khi nhìn xa.
- Viễn loạn: Khi giác mạc là cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường. Khi mắt đang ở trong một trạng thái thoải mái, ánh sáng tập trung phía sau mắt làm cho hình ảnh ở gần bị mờ.
Loạn thị thể nhẹ sẽ không nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Nhưng trường hợp loạn thị nặng từ 1,5 D trở lên, thì thị lực sẽ bị giảm và có thể gây nhược thị nếu không được điều chỉnh kính và tập luyện mắt.
Chính vì thế nếu trẻ bị loạn thị học đường được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nhiều khả năng hồi phục thị lực bình thường. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh quá muộn, trẻ sẽ có nguy cơ học sút kém và mắt biến chứng nặng hơn.
Điều trị loạn thị lúc này sẽ tập trung vào điều chỉnh độ cong của giác mạc để hình ảnh thu được giống như bình thường.
- Điều trị loạn thị có thể bao gồm: đeo kinh và phẫu thuật khúc xạ. Loạn thị học đường, nếu phát hiện sớm, trẻ có thể chỉ cần đeo kính gọng để nhìn được bình thường.
- Một số phương pháp điều trị khác: đeo kính áp tròng, đeo kính ortho-k qua đêm để điều chỉnh giác mạc tạm thời; phẫu thuật khúc xạ bằng dao vi phẫu hoặc tia laser.
Trong trường hợp loạn thị học đường nặng, có thể bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của trẻ mà chỉ định phẫu thuật khúc xạ dù trẻ còn nhỏ.
Ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng giúp phòng các tật về mắt.
Khi trẻ bị loạn thị sẽ có một số bất tiện trong sinh hoạt, học tập. Chính vì thế để phòng ngừa các tật khúc xạ cho trẻ, cha mẹ nếu thấy các biểu hiện bất thường về mắt cần cho trẻ đi kiểm tra thị lực ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt. Đặc biệt, nếu phát hiện trẻ bị tật khúc xạ cần cho trẻ đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và điều chỉnh kính phù hợp tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Cha mẹ cần hướng dẫn con:
Lượt xem: 244
◆V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025
◆V/v triển khai và thực hiện văn bản
◆V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"
◆Triển khai và thực hiện văn bản
◆Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh
◆Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"