Viêm phế quản ở trẻ em do đâu?
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ ở thành thị và các nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỉ lệ bệnh sẽ cao hơn. Viêm phế quản không khó để điều trị nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu để kéo dài.
Viêm phế quản ở trẻ thường gặp nhất là do virus, đối tượng hay mắc phải là trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng được phát hiện như virus Adeno (gây co thắt phế quản, phổi), virus cúm, sởi, virus hợp bào hô hấp…
Một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ như:
Biểu hiện viêm phế quản ở giai đoạn khởi phát: Trẻ sẽ kém chơi, ăn kém do ngạt mũi, sổ mũi, ho khan hoặc ho có đờm, khó thở. Trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc tiêu chảy.
Biểu hiện ở giai đoạn toàn phát (thường là ngày thứ 3 sau khởi phát bệnh): Trẻ sốt cao, nhiệt độ từ 38 - 40 độ C kèm ho nhiều, ho khan, ho có đờm xanh hoặc vàng. Trẻ thở khò khè, có thể khó thở. Trẻ ho nhiều, có thể dẫn đến nôn ói.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đờm sẽ được đẩy ra ngoài khi trẻ nôn. Ho liên tục khiến trẻ cảm thấy ngứa, rát cổ họng, trẻ ho dữ dội hơn khi nằm.
Khi phát hiện trẻ có triệu chứng như ho nhiều, sốt cao… phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần thực hiện chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên tắc điều trị viêm phế quản là phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ làm sạch các đường phế quản, nghĩa là giúp trẻ tống đờm nhớt ra để trẻ dễ thở hơn.
Bác sĩ có thể kê loại thuốc làm loãng đờm và trẻ sẽ phải được cho uống nhiều nước. Ở trẻ quá nhỏ phản xạ ho không nhiều, hoặc động tác ho yếu không đủ để tống đờm ra thì dễ đưa đến nghẹt đờm, cần phải đưa trẻ đi tập vật lý trị liệu hô hấp hoặc đi hút đờm nhớt. Như vậy cần nhắc lại là phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống thuốc chống ho khi thấy con mình bị ho quá nhiều. Nếu ho giúp trẻ tống hết đờm ra ngoài thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp trẻ mau chóng bình phục hơn.
Cần cho trẻ uống nhiều nước ấm mỗi ngày, để giúp trẻ không bị tắc nghẽn sung huyết. Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ tránh cho trẻ cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
Khi trẻ sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, hút mồ hôi, không nên ủ kín trẻ hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ thì có thể cho trẻ uống Acetaminophen hay Ibuprofen để giúp trẻ hạ sốt và giảm đau.
Khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho sổ mũi, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện thở mệt, hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn ói... thì nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn, vì khi đó trẻ đang gặp nguy hiểm.
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên:
Tóm lại: Trẻ bị viêm phế quản có thể được chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, các bậc phụ huynh cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để được tư vấn điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng.
Theo suckhoedoisong.vn
Lượt xem: 88
◆V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025
◆V/v triển khai và thực hiện văn bản
◆V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"
◆Triển khai và thực hiện văn bản
◆Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh
◆Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"