Uống cà phê có giúp thải axit uric ra khỏi cơ thể không?
Axit uric cao là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý như bệnh gout, bệnh tim mạch, bệnh thận,...Với những người thích uống cà phê băn khoăn không biết có giúp thải axit uric ra khỏi cơ thể không?
Cà phê là loại thức uống quen thuộc được biết đến với khả năng chống oxy hóa tuyệt vời. Mặc dù các nghiên cứu về việc liệu cà phê có giúp giảm nồng độ axit uric không nhất quán nhưng nhiều quan điểm cho thấy, uống cà phê hợp lý có thể từ 1 - 3 tách cà phê mỗi ngày giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gút (gout). Chất caffeine trong cà phê cũng kích thích thận hoạt động tốt hơn để đào thải nhiều axit uric khỏi cơ thể.
Giải thích về trường hợp này, các ghi nhận cho thấy cà phê có nhiều chất chống oxy hóa, với hàm lượng lớn những hợp chất polyphenol trong cà phê, như axit chlorogenic và cafein (1,3,7-trimethylxanthine) – một dạng dẫn xuất của xanthine, có khả năng ức chế hoạt động của xanthine oxidase. Đây là một loại enzyme có khả năng phân giải purin từ thực phẩm thành axit uric trong máu, từ đó giúp làm giảm nồng độ axit uric máu.
Uống cà phê hợp lý mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh gút (gout). Chất caffeine trong cà phê cũng kích thích thận hoạt động tốt hơn để đào thải nhiều axit uric khỏi cơ thể.
Ngoài ra, cà phê còn là thức uống lợi tiểu. Tăng cường hoạt động bài niệu của thận sẽ giúp cơ thể loại bỏ axit uric ra ngoài nhanh chóng, làm giảm lượng axit uric trong máu. Vì thế, thức uống này chính là cách giảm axit uric tự nhiên, hiệu quả.
Tuy nhiên, một số lưu ý khi uống cà phê giúp giảm axit uric là việc dùng cà phê không nguyên chất (như cà phê sữa) có thể không giúp giảm axit uric. Không phải ai cũng có thể giảm axit uric bằng thói quen uống cà phê. Hiệu quả của biện pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và cơ địa của mỗi người.
Acid uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Vì vậy, những cách đào thải nhanh chất này khỏi cơ thể bạn có thể tham khảo như:
Uống nhiều nước là cách giảm axit uric máu tự nhiên, an toàn thông qua cơ chế thúc đẩy lưu lượng máu chảy qua thận, tạo điều kiện thuận lợi giúp thận lọc, đào thải axit uric ra ngoài.
Cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày. Việc bổ sung nước giúp kích thích tạo nước tiểu và tăng cường hoạt động lọc của thận. Khi này, axit uric sẽ được loại bỏ khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.
Chất xơ là những phân tử đường hấp thụ chậm. Khi đến hệ tiêu hóa, chất xơ tạo thành một lớp dịch nhầy bám quanh thành ruột non, giúp cơ thể hạn chế hấp thụ purin từ thực phẩm, ức chế quá trình tăng sinh axit uric. Vì thế, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ là cách giảm axit uric an toàn, được nhiều bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
Bổ sung vitamin C có thể giúp hạ thấp nồng độ axit uric trong máu bằng một cơ chế là "hiệu ứng uricosuric" (kích thích bài niệu). Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn trong quá trình lọc và đào thải axit uric, giúp kiểm soát tốt nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh gút.
Lượt xem: 4
◆V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025
◆V/v triển khai và thực hiện văn bản
◆V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"
◆Triển khai và thực hiện văn bản
◆Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh
◆Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"