• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Y - Dược học - Sức khỏe26/4/2022 14:55

Băng gạc điện diệt vi khuẩn gây hại ở vết thương

Các nhà nghiên cứu tìm ra cách ứng dụng điện để chữa lành vết thương, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục bằng cách tiêu diệt vi khuẩn.


Băng gạc điện rất mềm và linh hoạt. (Ảnh: Viện Terasaki)
 

Được phát triển bởi Viện sáng kiến y sinh Terasaki ở Los Angeles, băng y tế ePatch tích hợp các điện cực làm từ sợi nano đồng kết hợp với loại hydrogel sản xuất từ tảo biển mang tên alginate. Alginate đã được sử dụng rộng rãi trong trang phục phẫu thuật do tương thích sinh học và chứa độ ẩm tối ưu. Bằng cách biến đổi hóa học alginate và thêm vào canxi, các nhà khoa học có thể tăng chức năng và độ ổn định của sợi nano bạc. Hydrogel thành phẩm được in lên tấm silicon dẻo. Một phần bề mặt tấm silicon đó phủ hình thiết kế.

Khi lấy hình thiết kế ra sau đó, alginate còn sót lại tạo thành 2 điện cực và được nối với nguồn điện ngoài. Bằng cách thay đổi kích thước và hình dáng của tấm silicon, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra miếng ePatche có khả năng che phủ và điều chỉnh theo hình dáng của nhiều loại vết thương.

Khi thử nghiệm công nghệ trên chuột cống có vết thương ngoài, các nhà khoa học nhận thấy dòng điện từ băng y tế thúc đẩy tốc độ hồi phục, không chỉ bằng cách khiến da và tế bào hạt di chuyển tới chỗ vết thương mà cả thông qua kích thích hình thành mạch máu và giảm viêm nhiễm. Trong khi vết thương ở nhóm chuột không điều trị cần 20 ngày để lành lại, chuột điều trị bằng ePatch chỉ mất 7 ngày

Ngoài ra, nhờ đặc điểm kháng khuẩn của vết thương, việc nhiễm trùng bị hạn chế ở mức tối thiểu. Khi lấy ePatche ra ở cuối quá trình chữa trị, chuột sử dụng sản phẩm có ít sẹo hơn nhóm không sử dụng, một phần do tế bào da không dính vào chất nền silicon nên không bong ra cùng với băng y tế.

"Bằng cách lựa chọn cẩn thận vật liệu và tối ưu hóa công thức gel, chúng tôi có thể phát triển băng y tế đa chức năng, dễ sản xuất và tiết kiệm chi phí, giúp tăng tốc độ lành vết thương", tiến sĩ Han-Jun Kim ở Viện Teraski chia sẻ. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Biomaterials.

Theo khoahoc.tv

Lượt xem: 247

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1978251- Đang online : 3247