• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Kỹ thuật và Công nghệ18/3/2019 14:51

Đuổi rắn bằng chế phẩm rẻ tiền, an toàn cho cả người lẫn rắn

Không chỉ an toàn, Cr.12 còn có ưu điểm là chỉ có tác dụng xua đuổi. Nghĩa là chúng tạo ra phản xạ “tương kị” khiến rắn khiếp sợ mà rời đi chứ không tiêu diệt.

Bất kỳ sinh vật bậc cao nào cũng thích hoặc kỵ với mùi nào đó. Rắn cũng không phải là ngoại lệ. Cây hoa giấy, thiên lý… hấp dẫn với rắn, nhưng cây hành tăm, bột lưu huỳnh... lại khiến rắn khiếp sợ. Dựa theo đặc điểm sinh học này, Th.S Nguyễn Trọng Tín (Thanh Hóa) đã tạo ra một chế phẩm giúp xua đuổi rắn an toàn mà vẫn đảm bảo đa dạng sinh học.

Trồng cây đuổi rắn

Th.S Nguyễn Trọng Tín, giảng viên Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa cho hay, để xua đuổi rắn, người dân tránh trồng những cây có tính hấp dẫn với rắn như cây thiên lý, hoa giấy, sa nhân tím… Ngoài ra, người dân nên sử dụng các loại cây 'khắc tinh' của rắn. Ở nhiều địa phương, người dân sử dụng cây nén (hay còn gọi là hành tăm, hành trắng) để xua đuổi rắn bởi tinh dầu của loại cây này khiến rắn khiếp sợ phải tránh xa. Ở nhiều nơi khác, người dân trồng cây lan tỏi, cây sắn dây xung quanh nhà để “trừ” rắn, ngăn chúng bò vào nhà. Ở nhiều nơi, người dân lại sử dụng bột hùng hoàng (Sulfur Asen) và lưu huỳnh (S) kết hợp với các loại thực vật để tăng hiệu quả xua đuổi, diệt trừ rắn. 

Đuổi rắn bằng chế phẩm rẻ tiền, an toàn cho cả người lẫn rắn - 1

Rắn lục đuôi đỏ.

Tuy nhiên, tất cả các phương pháp này đều có nhược điểm. Loài rắn có khả năng thích nghi tốt với môi trường, từ vùng sa mạc cho tới miền nhiệt đới, nên khó có loại cây nào mà mùi của chúng có thể đuổi được rắn. Với lưu huỳnh và bột hùng hoàng, khả năng xua đổi là có, tuy nhiên, cả hai chất này đều có tính độc. Riêng hùng hoàng chứa Asen, là một kim loại nặng, nên không thể áp dụng đơn thuần bằng cách tán nhỏ và rắc vào trong nhà, văn phòng, công sở...

Từ thực tế này, Th.S Nguyễn Trọng Tín đã cho ra đời chế phẩm Cr.12 kết hợp giữa bột hùng hoàng (Sulfur Asen), lưu huỳnh (S), chất kết dính, phụ gia hữu cơ… để giúp xua đuổi rắn.

Xua đuổi nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho rắn

Th.S Nguyễn Trọng Tín cho biết, tính mới của sản phẩm nằm ở chỗ hóa giải độc tố của hùng hoàng và lưu huỳnh. Theo đó, khi đưa hai chất độc này vào Cr.12, tác giả đã chuyển thể chúng từ dạng kết tinh vô định hình, dễ phát bụi và gây độc trở thành sản phẩm kỹ thuật dạng keo, có tính kết dính cao, không mùi, khó phát bụi, khó bị rửa trôi, khó gây độc cho người, vật nuôi, môi sinh và nguồn nước.

“Cấu tạo ở dạng bột nhão và có tính “kết dính” của Cr12 khắc phục được các nhược điểm hết sức quan trọng như khuếch tán bụi, khuếch tán hơi, sự rửa trôi, tính bền vững theo thời gian. Vì vậy, sản phẩm bảo đảm được tính an toàn tối đa khi sử dụng trong điều kiện gia đình, công sở”, tác giả cho biết.

Không chỉ an toàn, Cr.12 còn có ưu điểm nữa là không tiêu diệt rắn mà chỉ có tác dụng xua đuổi. Nghĩa là chúng tạo ra phản xạ “tương kị” khiến rắn khiếp sợ mà rời đi chứ không tiêu diệt. Kết quả này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học với các động vật hoang dã theo công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) mà Việt Nam đã tham gia ký kết từ năm 1994.

Một ưu điểm nữa của sản phẩm là dễ sử dụng. Người dùng chỉ cần dùng chổi lắp cán dài, nhúng vào dung dịch rồi quét các vị trí rắn thường ẩn náu như: góc gầm giường, góc tủ, góc buồng, góc bếp… vốn là những mà rắn rất ưa thích.

Với những vị trí như bụi cây, giàn hoa, dùng chổi quét vào gốc cây, tán cây… Trong điều kiện tốt (bóng tối và không bị rửa trôi), Cr.12 có thể duy trì hiệu lực tối đa 12 tháng. Trong điều kiện nắng, gió hoặc bị rửa trôi, sản phẩm có “hạn sử dụng” trong 6 -8 tháng.

Hiện tại, Cr.12 đang được áp dụng tại Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ An, Hải Hưng, Quảng Nam... thông qua các chi cục bảo vệ thực vật và các trung tâm khuyến nông - khuyến lâm.

Theo khampha.vn

 

Lượt xem: 1932

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1979771- Đang online : 508