• Tin tiêu điểm
Gương hoạt động KHCN › Nhà KH&CN Việt Nam20/10/2020 13:59

Những trí thức tiêu biểu: PHẠM ĐÔN LỄ (1456-?)

Phạm Đôn Lễ còn được gọi là Trạng Chiếu...


Cách nay 500 năm, có một người đánh cá họ Phạm, quê Tứ Kỳ, Hải Dương làm nghề đánh cá. Một lần chèo thuyền xuôi sông về cửa Luộc, ông ghé thuyền nghỉ tạm ở bến đò Cà, thuộc xã Hải Triều xưa (Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình) đối ngạn với xã Thuỷ Lôi, Hải Dương. Chủ quán nước đò Cà là một người phu nữ gần 50 tuổi quê làng Hải Triều, sát đê Sông Luộc. Trời tối, cơn mưa sầm sập kéo đến, người đàn ông họ Phạm đành xin nghỉ trọ tại quán. Thương người lỡ độ đường nhưng quán chỉ có 1 cái chõng tre vừa 1 người nằm, chủ quán rất băn khoăn. Mưa kéo dài, nước sông Luộc cuồn cuộn chảy. Trong đêm mưa gió ấy, người đàn bà đã hợp ý tâm đầu nguyện chung sống suốt đời với người dân chài họ Phạm.
Họ sống với nhau một thời gian ngắn, người vợ mạng thai được 3 tháng, ngày ngày người chồng chèo thuyền đi kéo lưới. một gia đình nhỏ bé, tuy nghèo nhưng ấm cúng.
Không may, người chồng đột ngột qua đời. Người vợ đặt chồng yên nghỉ ngay cạnh làng Hải Triều. Sau khi sinh con, bà đặt tên con là Đôn Lễ.
Cậu con trai càng lớn càng khôi ngô tuấn tú và rất thông minh. Ngày ngày bà vui vẻ chắt chiu nuôi con, mong con thành đạt, nương tựa tuổi già.
Không may năm Đôn lễ lên 3 tuổi, trong một lần dạo chơi trên đê sông Luộc, cậu bị lạc. người mẹ lặn lội đi tìm khắp vùng nhưng không thấy. Bà đành trở về túp lều bên sông chờ ngóng tin con nhưng vẫn bặt vô âm tín.
Bà không biết rằng, trong lần lưu lạc ấy, cậu bé được một người khá giả ở Thanh Hoá rước về nuôi, cho ăn học. Vốn thông minh, nhanh nhẹn, chịu khó, cậu học một biết mười, tiếng đồn rộng khắp.
Thầy giáo dạy Đôn Lễ sau khi giảng bài, âu yếm nhìn Đôn Lễ mà nói: Con học rộng, biết nhiều, biết trọng đạo thầy trò, sau này, hẳn con là người sẽ làm nên nghiệp lớn.
Đôn Lễ quì xuống lạy thầy, kính cẩn chắp tay, giọng run run: Con không quên ơn thày dạy dỗ. Con nguyện học như ý thầy mong.
Vài năm sau, triều đình mở khoa thi. Cả 3 kỳ thi hương, hội, đình, Đôn Lễ đều đỗ thủ khoa.
Vua ngự ở điện Kính hiên ra văn sách, hỏi về lý số những người dự thi, Phạm Đôn Lễ trả lời trôi chảy, vua xét đỗ tiến sỹ cập đệ.
Sau khi thi đỗ, Đôn Lễ về thăm cha nuôi, được cha kể lại về tuổi thơ ấu của mình. Sau đó mấy năm, trong 1 lần đi kinh lý Hải Thị (vùng nga ba sông Luộc, sông Hồng bây giờ), ông về thăm quê cũ và tìm được người mẹ già bao năm xa cách.
Đến bến đò Cà, ông nghỉ chân tại quán nước của cụ già. Sau khi hỏi chuyện, cụ chủ quán buồn rầu kể lại chuyện đời lam lũ và bất hạnh của mình: Đúa con 3 tuổi bị thất lạc, cụ chỉ mong có ngày được gặp lại trước khi nhắm mắt, xuôi tay.
Trạng nguyên chăm chú nghe, trong lòng rưng rưng xúc động. trạng nguyên hỏi: Con trai cụ có đặc điểm gì không? Cụ già trả lời trong nước mắt: Lúc cháu lên 3, ở gan bàn chân trái có nốt ruồi son.
Trạng Nguyên Đôn Lễ mừng lắm, nhưng cố kìm lòng. Ông xin phép cụ cho nằm nghỉ trên chiếc chõng tre, vờ gác chân chữ ngũ, cố ý để cho bà cụ nhìn thấy bàn chân trái của mình.
Cụ đã nhìn thấy ý trạng, Cụ thầm reo lên và khóc nức nở. Trạng nguyên hỏi: Cớ sao cụ khóc. Chắc có điều gì làm cụ phiền lòng chăng?
Cụ già qùi xuống chắp tay và lạy: Lạy trời, lạy đất trăm ngàn lạy; nếu trạng có phải là Đôn Lễ, con trai già này, hãy cho già biết trước khi tạ thế.
Không thể cầm lòng được nữa, Phạm Đôn Lễ chạy lại, ôm chầm lấy bà già khóc nức nở:
Thưa mẹ, chính con là Đôn Lễ, con trai mẹ đây. Sau 30 năm mất tích, nay con trai mẹ đã trưởng thành. Bà cụ kể cho con nghe sự tình 30 năm kể từ ngày trạng bị lạc. Cụ đã đưa Đôn Lễ đi viếng mộ cha.
Vài năm sau mẹ Đôn Lễ qua đời. Ngày ngày Đôn Lễ ra công phò vua, giúp nước với tấm lòng thương nhớ người mẹ mà ông chưa kịp báo đến ơn nghĩa.
Ngày ấy, làng Hải Triều quê mẹ ông đã có nghề dệt chiếu từ lâu nhưng dệt không có ngựa nên chiếu không đẹp. Sau khi đi sứ Trung Quốc, ông thấy người dân Quảng Tây có nghề dệt chiếu nhưng vì dấu nghề nên bàn dệt của họ thường để trên sàn cao. Ông chăm chú quan sát, một lần ông vờ ăn rau muống để cả ngọn kéo dài ra nên ngửa cổ lên cao chủ ý quan sát.
Khi về nước, ông truyền bí quyết dệt chiếu cho dân Hải Triều. Chiếu dệt ra rất đẹp, bán rất chạy, dân làng ngày thêm thịnh vượng.
Khi sông Luộc bị lở, ông cho dân kè lại cửa Luộc. Không may lúc ấy, công chúa bị bệnh nặng. Bọn cận thần ghen ghét tài năng của Đôn Lễ, chúng tâu rằng do Đôn Lễ chặn đứt long mạch. Vua nghe theo, bắt Đôn Lễ treo ấn, từ quan. Buồn phiền, Đôn Lễ bỏ về quê cha ở Tứ Kỳ (Hải Dương) dạy cho dân ở đây nghề dệt chiếu và chọn nơi đây làm nơi an nghỉ cuối cùng.
Tiếc thay, sử liệu không có nhiều ghi chép về công lao của ông.
Tự hào về sự phát triển của nghề dệt chiếu bao nhiêu, người dân Hải Triều càng biết ơn và tôn kính những người sáng lập và cải tiến nghề này bấy nhiêu.
“Trạng Chiếu” hay “Tam nguyên Đôn Lễ” là tên gọi trìu mến và cảm phục vị Trạng Nguyên làm quan Tả Thị lang, chức Thượng thư có công lao phát triển nghề chiếu.
 Theo Trí thức Xưa và Nay, Văn Giang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh sưu tầm, lược trích giới thiệu
 
 

Lượt xem: 1435

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 989796- Đang online : 715