• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Kỹ thuật và Công nghệ10/11/2020 14:38

Phương pháp mới cho phép chúng ta "nhìn" vật chất tối

Các nhà thiên văn học đã tìm ra cách mới để nghiên cứu quầng vật chất tối "vô hình" trong vũ trụ với độ chính xác cao.

Mặc dù chiếm tới 85% khối lượng trong vũ trụ, vật chất tối không thể được quan sát thấy trực tiếp vì chúng không tương tác với ánh sáng giống như vật chất thông thường, thứ tạo nên các ngôi sao, hành tinh và sự sống trên Trái đất. Vì vậy, để nghiên cứu vật chất tối, các nhà thiên văn học phải dựa vào tác động của lực hấp dẫn mà chúng tạo ra.

Mô phỏng hình ảnh biến dạng của thiên hà do vật chất tối.
Mô phỏng hình ảnh biến dạng của thiên hà do vật chất tối. (Ảnh: James Josephides).

"Điều đó giống như việc nhìn vào một lá cờ để biết gió thổi như thế nào. Chúng ta không thể nhìn thấy gió, nhưng chuyển động của lá cờ cho thể cho biết gió thổi mạnh hay nhẹ", nghiên cứu sinh tiến sĩ Pol Gurrii từ Đại học Công nghệ Swinburne của Australia mô tả.

Trong một báo cáo mới trên tạp chí Monthly Notices của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh, Gurrii cùng các cộng sự cho biết đã tìm ra một phương pháp mới cho phép "nhìn" gián tiếp các quầng vật chất tối với độ chính xác cao hơn gấp 10 lần so với kỹ thuật đo lực hấp dẫn tốt nhất hiện nay.

Phương pháp này tập trung vào một hiệu ứng được gọi là thấu kính hấp dẫn yếu, một đặc điểm trong thuyết tương đối rộng của Einstein, trong đó ánh sáng phát ra từ một vật thể bị lệch hướng ở một mức độ nhất định khi đi qua gần các vật thể khác do tác dụng của lực hấp dẫn.

"Vật chất tối sẽ làm biến dạng nhẹ hình ảnh của bất cứ thứ gì phía sau nó, gần giống như việc đọc báo qua đáy ly rượu", Phó giáo sư Edward Taylor, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích.

Đài thiên văn Siding Spring ở Australia.
Đài thiên văn Siding Spring ở Australia. (Ảnh: Wikipedia).

Gurrii cùng các cộng sự đã sử dụng kính viễn vọng đường kính 2,3m tại Đài thiên văn Siding Spring ở Australia để lập bản đồ các thiên hà có thấu kính hấp dẫn.

"Chúng tôi biết các ngôi sao và khí di chuyển như thế nào bên trong các thiên hà nên có thể mô phỏng gần như chính xác thiên hà đó trông như thế nào. Bằng cách đo mức độ méo mó của hình ảnh thiên hà thực, chúng tôi có thể tính toán có bao nhiêu vật chất tối xung quanh nó", Gurri cho biết thêm.

Với cách tiếp cận mới, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sớm có một bức tranh rõ ràng hơn về vị trí của vật chất tối trong vũ trụ cũng như vai trò của nó đối với sự hình thành của các thiên hà.

Theo khoahoc.tv

Lượt xem: 287

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 980061- Đang online : 307