• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Kỹ thuật và Công nghệ20/4/2023 14:40

Nhóm sinh viên làm giấy từ vỏ sò

Bằng việc tái chế phế phụ phẩm từ ngành chế biến thủy, hải sản, nhóm sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM và Đại học Bách khoa TPHCM đã cho ra đời sản phẩm giấy làm từ vỏ sò.

Theo Phạm Thị Trang, thành viên của nhóm, giấy được làm từ cellulose, với nguyên liệu quan trọng nhất là bột gỗ, bã mía. Tính trung bình trong ngành công nghiệp giấy, nguyên liệu đầu vào để sản xuất 1 tấn giấy tương đương lượng dăm gỗ trắng khai thác từ 18 cây xanh trưởng thành có đường kính thân từ 15-20 cm (chủ yếu là tràm, tràm bông vàng, bạch đàn, bạch dương,…). Phần cành, nhánh nhỏ, lá, và vỏ cây chiếm khoảng 40% khối lượng cây gỗ không được sử dụng. Bên cạnh đó, quy trình làm bột giấy đòi hỏi sử dụng một lượng rất lớn hóa chất, để xử lý nguyên liệu lignocellulose này thành bột có hàm lượng xơ sợi giàu cellulose.
 
Với ý tưởng làm thế nào để tạo ra giấy mà không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, nhóm đã nghĩ đến vỏ sò thường được bỏ đi trong quá trình chế biến hải sản bởi trong các phế phụ phẩm như vỏ sò, hàu, trứng và các loài động vật thân mềm khác, có nguồn canxi cacbonat sinh học dồi dào, dễ tìm kiếm cũng như sản xuất số lượng lớn.

Giấy làm từ vỏ sò. Ảnh: NNC

Sản phẩm giấy do nhóm chế tạo gồm hai thành phần chính là bột canxi cacbonat từ vỏ sò được thu gom từ các quán ăn, nhà hàng, kết dính thành các tấm giấy mỏng trên nền nhựa sinh học PVA. Sản phẩm có độ an toàn và thân thiện với môi trường do PVA có khả năng phân hủy sinh học và không để lại hạt vi nhựa. Giấy từ vỏ sò có màu trắng ngà tự nhiên không hại mắt, nên không cần hóa chất để tẩy trắng như một số sản phẩm giấy làm từ gỗ, bã mía,.. Sản phẩm có thể sử dụng cho in ấn, ghi chép, vẽ,…
 
Không chỉ tận dụng phế phẩm của ngành thủy hải sản, giấy từ vỏ sò còn mang lại giá trị về mặt môi trường, xã hội, hướng tới mô hình 3R (Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế).
 
Dự kiến trong tương lai, nhóm tiếp tục cải tiến, mở rộng sử dụng các nguồn từ vỏ hàu, trứng và các loài thân mềm khác làm nguyên liệu sản xuất giấy.
 
Dự án “Giấy làm từ vỏ sò” của Nhóm đã giành giải Ba cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” (SV-STARTUP) lần thứ V, năm 2023, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vừa qua.
Theo khoahocphattrien.vn
 

Lượt xem: 309

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1975442- Đang online : 392