• Tin tiêu điểm
Gương hoạt động KHCN › Nhà KH&CN Việt Nam 13/10/2016 15:9

Người dân tộc Mông đầu tiên ở Sơn La được cấp "Bằng độc quyền sáng chế"

Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp "Bằng độc quyền sáng chế" cho ông Sùng A Sơn với sáng chế “Tàu thủy hai đáy”. Ông Sơn là người dân tộc Mông đầu tiên và là người thứ 2 của Sơn La được cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Ông Sùng A Sơn và bằng độc quyền sáng chế “ Tàu thủy hai đáy”  có thời gian bảo hộ 20 năm

Ông Sùng A Sơn và bằng độc quyền sáng chế “ Tàu thủy hai đáy” có
thời gian bảo hộ 20 năm

Ông Sùng A Sơn, sinh năm 1966 hiện đang sinh sống tại tổ 8, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La. Trước đây ông đã có thời gian dài công tác tại Ban Tổ Chức, Ban Kinh tế và Văn Phòng Tỉnh ủy. Đến năm 2009 ông xin nghỉ việc nhà nước để hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồng  thời để tập trung theo đuổi đam mê nghiên cứu, sáng tạo của mình. Đó là thời gian hết sức khó khăn đối với ông, người thân ra sức phản đối, còn bạn bè, đồng nghiệp đều cảm thấy tiếc cho ông, có người còn cho rằng ông "dở hơi".

Tuy nhiên với sự quyết tâm,  ông đã vượt qua mọi rào cản để bắt tay vào theo đuổi ý tưởng của mình. Đến nay, nhà hàng dịch vụ ăn ống của gia đình ông khá ổn, hoạt động sáng tạo của ông tiến triển tốt.

Đến nay ông Sơn đã nghiên cứu thành công khá nhiều sản phẩm như: Công nghệ nấu rượu mía thủ công, Máy phát điện sử dụng động cơ xe máy, Bếp đun cải tiến dùng Etanol( cồn lỏng)… đây đều là những nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu phục vụ trực tiếp hoạt động của gia đình. Khi mở  kinh doanh dịch vụ ăn uống, thời gian đầu đúng thời điểm thường xuyên bị mất điện, ảnh hưởng đến khách và doanh thu của gia đình. Vì vậy,  ông  đã nghiên cứu sử dụng chính chiếc xe máy trong nhà làm máy phát điện, với bộ phát 1KW lúc đó đủ thắp sáng cho toàn bộ bóng đèn và quạt trong nhà. 

 

nd1

Bếp Etanol tham gia chương trình "sáng tạo Việt"

Sáng tạo thứ hai của ông là Bếp dùng Etanol( cồn lỏng) bình quân 01 giờ đun liên tục hết khoảng 100 ml, tương ứng  trên dưới  2.000 đồng, đã tham gia chương trình “ Sáng tạo Việt” của Đài truyền hình Việt Nam năm 2015. Hiện nay gia đình ông Sơn vẫn đang sử dụng bếp Etanol để nấu ăn rất ổn định. Về công nghệ nấu rượu mía  khép kín, sản phẩm rượu đã được ngành Y tế cấp giấy chứng nhận  đạt tiêu chuẩn VSATTP. Theo tính toán ông cho biết 1ha mía cho bà con thu nhập khoảng 90 triệu đồng, nhưng với công nghệ rượu mía của mình có thể cho thu nhập từ 500 – 600 triệu đồng/ha. Tuy nhiên đó là theo tính toán, hiện tại thì do chưa có nhu cầu mở rộng và cũng chưa có nhà đầu tư sản xuất, nên mỗi năm ông chỉ sản xuất khoảng 5.000 lít  trị giá 200 triệu đồng/năm( vừa vụ vụ nhà hàng của ông, vừa bán ra bên ngoài).

 nd2

Bằng sáng chế " Tàu thủy hai đáy"

Sản phẩm nổi bật nhất của ông là thiết kế  tàu thủy 02 đấy. Với “Tàu thủy hai đáy”, tính tới trước khi nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 2012, ông Sơn đã có hơn 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Các chi tiết trong  nghiên cứu của ông hầu như không có sẵn, do đó mất khá nhiều thời gian vào việc thiết kế và chế tạo. Sau 4 năm chờ đợi ngày 25.4.2016 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp bằng độc quyền sáng chế có thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn cho ông. 

 Sáng chế này đề cập đến tàu thủy hai đáy, gồm: đáy trên là đáy kín nước và đáy dưới được kết cấu để kết hợp với đáy trên tạo ra đáy rỗng. Phần rỗng có dạng hình hộp chữ nhật được bố trí dọc theo chiều dài đáy tàu và kéo dài từ phía mũi về phía đuôi. Phần rỗng này có đầu hở phía mũi và đầu hở phía đuôi. Đầu hở phía mũi được kết cấu để tạo ra cửa vào nước bên trái và cửa vào nước bên phải. Đầu hở phía đuôi được kết cấu để tạo ra cửa thoát nước phía đuôi; một cánh điều chỉnh nước được bố trí ở đầu hở phía mũi và được kết cấu để có thể điều chỉnh đồng thời mức độ mở của cửa vào nước bên trái và cửa vào nước bên phải; chân vịt tàu được bố trí ở phía sau đầu hở phía đuôi để hút nước vào chân vịt thông qua phần rỗng của đáy tàu, giúp cho tàu có thể đổi hướng nhanh chóng và linh hoạt, tránh những tình huống va chạm không đáng có, đảm bảo an toàn hàng hải. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực mà ông đã đầu tư nghiên cứu.

Ngoài bằng độc quyền sáng chế mới được cấp, đến nay ông đã nộp hồ sơ xin công nhận sáng chế cho 3 nghiên cứu khác và đã được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn.

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, ông Sơn là người thứ 2 ở Sơn La được cấp bằng độc quyền sáng chế (theo số liệu công bố trên website của Cục sở hữu trí tuệ).  Vốn học đại học thương mại, sau đó đi làm bàn giấy một thời gian dài, gần đây ông có nhiều hoạt động sáng tạo về kỹ thuật. Qua câu chuyện chia sẻ của ông, chúng ta hiểu được rằng, bí quyết ở đây là sự đam mê, tự học học hỏi, tự quát sát cuộc sống.  Theo ông, “trong cuộc sống có những sáng tạo rất gần gũi, đơn giản không phải là điều gì cao siêu, khi có ý tưởng phải hiện thực hóa được mới là quan trọng”. Tuy nhiên để làm được thì cũng cần phải có những nhà đầu tư, hiện nay ông đang có ý tưởng sản xuất máy phát điện, máy bơm và máy tuốt lúa 3 trong một, nếu doanh nghiệp hay xưởng cơ khí nào muốn đầu tư sản xuất, ông sẵn sàng hợp tác, hoặc chuyển giao. Do máy này gọn nhẹ, tiện cho việc sử dụng và đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân. Thiết nghĩ, địa phương, trực tiếp là sở KH&CN và các ngành chức năng, cũng nên tư vấn, hướng dẫn để những người như ông Sơn và mở rộng ra, những người có bằng sáng chế, có giải pháp được giải hội thi sáng tạo kỹ thuật, tác giả giống cây, giống con... có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để triển khai dự án hoàn thiện công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, thương mại hóa sản phẩm.

 
Theo VUSTA

Lượt xem: 807

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 988512- Đang online : 198