Gout: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị và phòng bệnh
Để phòng ngừa bệnh gout cần giảm các yếu tố nguy cơ. Ngoài các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như giới tính, di truyền, độ tuổi… thì bệnh gout có thể phòng ngừa được bằng việc thay đổi lối sống
Bệnh gout có nhiều triệu chứng gây lầm tưởng với bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp hay các bệnh cơ xương khớp khác.
Giai đoạn đầu, người bệnh chưa có biểu hiện gì nhiều hay gây tổn thương cho các cơ quan khác. Sau một thời gian dài tích tụ, cơ thể bắt đầu có hiện tượng tăng acid uric dẫn đến biến đổi của các hệ cơ xương khớp.
Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích... sẽ có nguy cơ bị gout.
Ở giai đoạn sau, bệnh có những triệu chứng của gout cấp thường tương đối điển hình và có thể nhận biết được.
Giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp các cơn đau với tần suất dày hơn. Sau khi cơn đau kết thúc, bệnh nhân có thể quay lại trạng thái bình thường. Khi tiếp xúc với các yếu tố như rượu bia, đồ ăn giàu chất đạm, thời tiết lạnh… triệu chứng đau sẽ rõ ràng hơn.
Ở giai đoạn bệnh gout mạn tính có thể gặp tình trạng viêm trên nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, các khớp đau liên tục, không hình thành một cơn điển hình như trong giai đầu của bệnh. Có thể xuất hiện các hạt hoặc cục tophi lớn ở cạnh khớp.
Ngoài ra bệnh còn có tới nhiều triệu chứng không điển hình khiến chẩn đoán lâm sàng khó khăn. Vì vậy bệnh nhân có những vấn đề về xương khớp nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Gout không thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh vì đây không phải là bệnh lý di truyền.
Để phòng ngừa bệnh gout cần giảm các yếu tố nguy cơ. Ngoài các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như giới tính, di truyền, độ tuổi… thì bệnh gout có thể phòng ngừa được bằng việc thay đổi lối sống.
Gout gây ra các cơn đau dữ dội cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.\
Trong các phương pháp điều trị bệnh gout việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Chế độ ăn không khoa học như những bữa ăn nhậu kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Không những vậy còn tăng nguy cơ tái phát bệnh gout và làm nặng bệnh lên rất nhiều. Chế độ ăn là một trong những yếu tố dự phòng và điều trị bệnh gout.
Bệnh nhân gout nên ăn gì?
Có nhiều bệnh nhân gout kiêng kị một cách tuyệt đối. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng purin đưa vào cơ thể thông qua lượng thực phẩm tiêu thụ. Điều này giúp các bệnh nhân gout có thể tránh được tình trạng tăng axit uric trong máu.
Ngoài ra, bệnh nhân gout cần duy trì vận động tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức mạnh cho xương khớp.
Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh gout như thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc giảm axit uric trong máu, một số loại thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị… dựa theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ.
Theo suckhoedoisong.vn
Lượt xem: 272
◆V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025
◆V/v triển khai và thực hiện văn bản
◆V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"
◆Triển khai và thực hiện văn bản
◆Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh
◆Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"