Sửa đổi Luật KH&CN năm 2013: Chính sách quản lý tài chính đối với cơ chế quỹ khoa học
Nhiều nhà khoa học cho rằng, do chịu ảnh hưởng của nhiều chính sách quản lý tài chính khác nhau mà cơ chế quỹ của Luật KH&CN năm 2013 gặp phải vô vàn khó khăn trong triển khai? Nếu như vậy, cần những thay đổi gì để cơ chế quỹ hoạt động đúng mong đợi?
Cơ chế quỹ trong hoạt động KH&CN, nói một cách nôm na, là ‘tiền chờ đề tài’ thay vì tình trạng ‘đề tài chờ tiền’ bởi kinh phí đầu tư cho khoa học phải được giải ngân theo tiến độ nhiệm vụ nghiên cứu, được bố trí ngay từ đầu năm tài chính theo mức vốn điều lệ quỹ, khi nhà khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu được phê duyệt thì cấp kinh phí thực hiện kịp thời. Khi không sử dụng hết, kinh phí sẽ được tự động chuyển nguồn sang năm sau.
TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN,Trưởng ban soạn thảo Luật KH&CN 2013. |
Cho đến nay, sau hai hơn thập niên tồn tại của cơ chế quỹ thì câu chuyện thành công của NAFOSTED, một tổ chức tài trợ cho khoa học của nhà nước hay VINIF, một tổ chức tài trợ cho khoa học của một tập đoàn tư nhân, chỉ là hai trường hợp hiếm hoi ở Việt Nam. Ngoài ra, gần như không có ngoại lệ nào cho các tổ chức tài trợ cho khoa học theo cơ chế quỹ.
|
Một trong những nguyên nhân chính khiến cơ chế quỹ không thể phát huy được thế mạnh của mình là do xuất phát từ nguyên tắc phải bảo toàn vốn của ngành tài chính. Nguyên tắc này đã dẫn đến việc dựng lên rất nhiều khung quản lý khác nhau “bảo vệ” cơ chế quỹ, khiến cho cơ chế quỹ không thể cựa quậy được.
Một nhà khoa học ở Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. |
Lượt xem: 156
◆V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025
◆V/v triển khai và thực hiện văn bản
◆V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"
◆Triển khai và thực hiện văn bản
◆Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh
◆Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"
◆Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023