3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão
Bệnh do muỗi truyền thường gặp tại Việt Nam gồm có: sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản và sốt rét. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ.
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh do muỗi truyền.
Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn cái có mang virus gây ra. Virus gây bệnh này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch sốt xuất huyết dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.
Khi mắc người bệnh có biểu hiện: Nhức đầu, chán ăn, nóng rát mắt, sốt đột ngột và phát ban ở chi trên và chi dưới, đau hạ sườn phải, nặng hơn có: xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.
Muỗi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
Bệnh viêm não Nhật Bản là do muỗi cỏ/muỗi ruộng có tên khoa học là Culex tritaeniorhynchus) có mang virus gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được virus này vào năm 1935, nên bệnh được đặt tên là viêm não Nhật Bản.
Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Loại virus này thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt.
Khi mắc viêm não Nhật Bản, người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu vùng trán, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội. Bệnh nhân có hội chứng màng não và rối loạn ý thức nhẹ.
Sốt rét
Bệnh sốt rét là do muỗi có tên khoa học là Anopheles có mang ký sinh trùng gây ra. Khi gây bệnh sẽ có các triệu chứng và biến chứng khác nhau và cần có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét tên khoa học là Plasmodium, chủ yếu lây truyền qua trung gian loài muỗi Anopheles với các triệu chứng đặc trưng như sốt (theo chu kỳ), ớn lạnh, vã mồ hôi, thiếu máu... Bệnh sốt rét xảy ra thường xuyên quanh năm, nhưng bệnh sẽ bùng phát vào mùa mưa ở khu vực đồi núi...
Khi mắc người bệnh ớn lạnh, nôn mửa, sốt, đổ mồ hôi, ngất xỉu và ho khan...
Tùy từng các biểu hiện mà các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm. Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết dengue sẽ làm xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể để chẩn đoán bệnh.
Nếu nghi ngờ viêm não Nhật Bản sẽ làm xét nghiệm kháng thể IgM đặc hiệu của virus JEV trong dịch não tủy.
Nếu nghi ngờ sốt rét sẽ soi lam máu tìm ký sinh trùng sốt rét dưới kính hiển vi.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bộ Y tế khuyến cáo như sau:
Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở để phòng bệnh.
Cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế cụ thể:
Phòng ngừa bệnh sốt rét
Để phòng ngừa sốt rét người bệnh cần ngủ màn kể cả ở nhà, nương rẫy hoặc ngủ trong rừng. Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất cụ thể:
Ở nước ta hiện nay, do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho các đối tượng trên để tự điều trị khi đã mắc bệnh sốt rét; An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.
Theo suckhoedoisong.vn
Lượt xem: 162
◆V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025
◆V/v triển khai và thực hiện văn bản
◆V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"
◆Triển khai và thực hiện văn bản
◆Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh
◆Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"
◆Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023