• Tin tiêu điểm
Tin tức - Sự kiện › Tin trong nước2/4/2025 15:31

5 hiểu lầm về chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ

Chị Nguyễn Đặng Tuấn Minh - quản lý và đồng sáng lập KisStartup - cho biết có 5 hiểu lầm phổ biến trong các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ (MSMEs) khi tiến hành chuyển đổi số.


Những thông tin này được chị Tuấn Minh chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Chuyển đổi số từ gốc - Hành trang nào cho doanh nghiệp nhỏ?” do KisStartup, Báo Khoa học & Phát triển, và Ấn phẩmTia Sáng phối hợp tổ chức ngày 27/3.
 
1. Chuyển đổi số là hành trình tuần tự
 
GS. Hồ Tú Bảo (Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán) từng chia sẻ quá trình chuyển đổi số bao gồm sáu bước: (i) Nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số; (ii) Xây dựng được chiến lược và lộ trình chuyển đổi số; (iii) Xây dựng năng lực số; (iv) Xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các nền tảng cần có để hỗ trợ việc chuyển đổi; (v) Xác định mô hình hoạt động, kinh doanh mới; và (vi) Thực hiện chuyển đổi toàn diện với kết quả của các bước trước.
 
Tuy nhiên, “điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ đi thẳng một mạch từ bước một đến bước sáu, mà thực tế cho thấy luôn có những bước phải đi ngược lại, và sáu bước này cũng tiếp tục tịnh tiến lên”, chị Tuấn Minh nói. Ví dụ, các MSMEs thường trải qua quá trình chuyển đổi số rất căn bản, ban đầu là chụp ảnh và đưa thông tin sản phẩm lên nền tảng số để bán hàng, tức là đã kinh doanh theo mô hình mới bên cạnh mô hình trực tiếp truyền thống. Lúc này, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ lại quay trở về bước nhận thức đầu tiên rằng mô hình kinh doanh mới này sẽ đòi hỏi những công nghệ và chiến lược kinh doanh mới, từ đó phải “nâng cấp” tư duy và tiếp tục đầu tư.
 
Hay có những doanh nghiệp sẽ phải trở đi trở lại bước đầu tiên cho đến khi có được nhận thức đúng về chuyển đổi số. Cũng có những doanh nghiệp đã đến được bước thứ tư rồi, nhưng vì lựa chọn và đầu tư chưa đúng công nghệ nên vẫn phải quay về bước đầu tiên để đánh giá lại nguồn lực của mình.

Những bước nhỏ đầu tiên của quá trình chuyển đổi số như đưa thông tin sản phẩm lên nền tảng số đã có thể mang lại tiền cho doanh nghiệp. Ảnh: iStock

2. Chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư lớn
 
Chị Tuấn Minh cho biết, không ít MSMEs vẫn có suy nghĩ rằng chuyển đổi số đòi hỏi số tiền đầu tư lớn mà họ thường không thể kham được. “Nhưng trong quá trình làm việc, chúng tôi thấy chuyển đổi số sẽ giúp tạo ra tiền”, chị nói. “Và chuyển đổi số chưa cần có tiền ngay”. Những bước nhỏ đầu tiên của quá trình chuyển đổi số thường không tốn tiền hoặc tốn rất ít tiền, nhưng đã có thể mang lại hiệu quả và tiền cho doanh nghiệp.
 
Chị Tuấn Minh cũng lưu ý mặc dù việc đầu tư cho công nghệ là cần thiết, nhưng các doanh nghiệp nhỏ không nhất thiết phải bỏ ra khoản tiền khổng lồ cho các hệ thống phần mềm quá công phu, được thiết kế riêng cho doanh nghiệp mà nhiều khi họ cũng chưa có đủ năng lực để vận hành. “Doanh nghiệp nhỏ phải có cách tiếp cận nhỏ”, chị đưa ra lời khuyên, gợi ý các MSMEs có thể thử nghiệm với các công nghệ nhỏ và có chi phí hợp lý trước. Các doanh nghiệp cũng nên tiếp xúc với nhiều nhà cung cấp giải pháp công nghệ khác nhau để đa dạng hóa các sự lựa chọn, cũng như xác định rõ nhu cầu công nghệ của mình thay vì tiếp cận theo kiểu “cứ chọn, làm rồi lại sửa” rất tốn kém chi phí.
 
3. Có thể ứng dụng AI mà không cần xây dựng dữ liệu
 
Tại Tọa đàm, chị Tuấn Minh cũng choa sẻ một tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ doanh nghiệp tại Việt Nam đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động kinh doanh thuộc mức cao so với thế giới, nhưng việc ứng dụng này vẫn có những nghịch lý. Theo lẽ thường, AI hoạt động dựa trên nền tảng dữ liệu, nhưng nhiều doanh nghiệp vì khó khăn trong thu thập, sử dụng dữ liệu do thiếu công nghệ và nhân lực.
 
Khi thiếu dữ liệu cụ thể của doanh nghiệp, AI sẽ đưa ra những thông tin đầu ra không phục vụ đúng mục tiêu. Chị lấy ví dụ doanh nghiệp thường sử dụng AI để viết các nội dung marketing, nhưng vì không cung cấp dữ liệu về sản phẩm và khách hàng nên những nội dung AI đưa ra thường rất chung chung và không thể làm nổi bật sản phẩm.
 
Nhiều doanh nghiệp cũng đang tận dụng các công nghệ AI miễn phí, song chị lưu ý cần cảnh giác với các nguy cơ rò rỉ dữ liệu. Doanh nghiệp vì vậy nên có một khoản đầu tư nhỏ để ít nhất có một tài khoản riêng trên các hệ thống AI, và nhìn chung nên từng bước đầu tư vào AI khi đã có một nền tảng dữ liệu tương đối ổn định.
 
4. Dữ liệu lớn mới quan trọng
 
“Một doanh nghiệp không có dữ liệu nên được định nghĩa là một doanh nghiệp nghèo”, chị Tuấn Minh đánh giá. “Dữ liệu đóng vai trò như một tài sản, và tài sản đó phải được bồi đắp”.
 
Nhắc đến dữ liệu của doanh nghiệp, người ta thường nghĩ đến dữ liệu lớn có cấu trúc phức tạp và cần đến hệ thống xử lý mạnh mẽ mà quên đi dữ liệu nhỏ - những dữ liệu cụ thể, dễ tiếp cận, có thể phân tích thủ công như phản hồi của khách hàng. Các phản hồi này nếu được tập hợp một cách có hệ thống và phân tích bằng những công cụ AI có thể giúp doanh nghiệp biết được khách hàng hài lòng và chưa hài lòng về những gì ở sản phẩm của mình.

Chị Vàng Thị Thông - chủ doanh nghiệp Bản Liền Pine Homestay đã vượt qua nỗi sợ công nghệ để đầu tư vào các dịch vụ sáng tạo nội dung trên nền tảng số tại địa phương và nền tảng quản lý phòng thông minh. Ảnh: KisStartup

5. Có thể phó thác các vấn đề công nghệ cho đội ngũ kỹ thuật
 
Bên cạnh là đầu tàu dẫn dắt quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, bản thân lãnh đạo cũng phải có kiến thức và nắm bắt cách sử dụng công nghệ. Chị Tuấn Minh chia sẻ không ít lãnh đạo MSMEs vẫn có tâm lý “sợ phần mềm” và thường phó mặc các vấn đề công nghệ cho đội ngũ kỹ thuật. Những nhân sự về công nghệ không thể hiểu rõ chiến lược của doanh nghiệp, vì vậy khi được giao phó các phần mềm, họ cũng rất lúng túng, không biết phải làm thế nào. “Nếu lãnh đạo mà sợ công nghệ thì tôi nghĩ là hỏng, công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp chắc sẽ thất bại”, chị nói.
 
Doanh nghiệp càng phát triển, các phần mềm sử dụng sẽ càng nhiều và phức tạp. Những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công là những doanh nghiệp có lãnh đạo vượt qua nỗi sợ công nghệ. Điều này đòi hỏi lãnh đạo phải thay đổi tư duy, kỹ năng và “dám ngồi học với nhân viên của mình”.
Theo khoahocphattrien.vn

Lượt xem: 6

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 2136644- Đang online : 40