• Tin tiêu điểm
› Giới thiệu4/11/2021 16:22

Địa danh Tuyên Quang xưa và nay

(Tiếp theo kỳ trước)

HOÀNG LA
Xã cũ, đầu thế kỷ XIX, thuộc tổng Hội Kế, huyện Sơn Dương, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Cuối thế kỷ XIX, thuộc tổng Hội Kế, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Năm 1945 xã Hoàng La đổi tên thành xã Lập Bình, thuộc tổng Hội Kế, châu Tự Do. Nay thuộc địa bàn xã Thiện Kế và xã Ninh Lai, Sơn Dương.
 
HOÀNG PHÁP
Xã cũ, đầu thế kỷ XIX là xã Hoằng Pháp, thuộc tổng Trung Môn, huyện Phúc Yên, phủ Yên Bình. Cuối thế kỷ XIX, xã thuộc tổng Trung Môn, huyện Hàm Yên, phủ Yên Bình. Đầu thế kỷ XX, xã Hoằng Pháp (gồm Xóm Thủ Tiến) thuộc tổng Trung Môn, phủ Yên Sơn.
Năm 1945, xã Hoàng Pháp (Hoằng Pháp) thuộc tổng Trung Môn, phủ Quyết Thắng, tỉnh Tuyên Quang. Năm 1946, xã Hoàng Pháp sáp nhập vào xã Trung Môn, huyện Yên Sơn. Nay thuộc địa giới xã Chân Sơn, Yên Sơn
HOÀNH SƠN
    Tổng thuộc huyện Phúc Yên, xứ Tuyên Quang vào đầu thế kỷ XIX. Có 07 xã: Hoàng Sơn, Tứ Tuyền, Nghiêm Sơn, Vân Lâm, Nhân Giả, Cam Lâm, Quỳnh Lâm. Cuối thế kỷ XIX, tổng Hoành Sơn không còn tồn tại. Nay thuộc địa bàn huyện Yên Sơn.
HOẰNG NGHỊ
Xã cũ, đầu thế kỷ XIX, thuộc tổng Lang Quán, huyện Phúc Yên, phủ Yên Bình, xứ Tuyên Quang. Cuối thế kỷ XIX, thuộc tổng Lang Quán, huyện Hàm Yên, phủ An (Yên) Bình. Đầu thế kỷ XX, xã Hoằng Nghị, thuộc tổng Lang Quán, phủ Yên Sơn, gồm 04 xóm: Làng Lãm, Làng Thùng, đồng Ngòi Côn và đồng Chò. Năm 1945 sáp nhập với xã Năng Hoằng thành xã Tứ Quận.
HỘI KẾ
  Tổng thuộc huyện Sơn Dương, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây vào đầu thế kỷ XIX, gồm 5 xã: Hội Kế, Thiện Kế, Doanh Thất, Hoàng La, Ninh Lai. Cuối thế kỷ XIX, tổng HK thuộc huyện Sơn Dương, phủ Đoan Hùng, tỉnh Sơn Tây, gồm 5 xã: Hội Kế, Thiện Kế, Trữ Lai, Hoàng La, Doanh Thất. Đầu thế kỷ XX, tổng Hội Kế thuộc châu Sơn Dương, gồm 4 xã: Hội Kế, Thiện Kế, Ninh Lai, Hoàng La. Sau cách mạng tháng Tám, tên tổng Hội Kế không còn tồn tại. Nay thuộc địa bàn huyện Sơn Dương.
HỒNG LA
 Tổng thuộc huyện Đương Đạo, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây vào đầu thế kỷ XIX, gồm 4 xã: Hạ An, Kiên Trận, Dương Châu, Kỳ Lâm. Sau cách mạng tháng Tám, tên tổng Hông La không còn tồn tại. Nay thuộc địa bàn .huyện Sơn Dương
  HỒNG SƠN
Xã cũ thuộc huyện Yên Sơn. Năm 1969, hợp nhất hai xã Quý Quân và Lực Hành thành xã Hồng Sơn (theo Quyết định số 269-NV ngày 22.5.1969 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Diện tích: 5.022 ha, dân số: 3.200 người (năm 1987). Đến 13.2.1987, xã Hồng Sơn được chia thành hai xã Quý Quân và Lực Hành.  
HỒNG THÁI
Châu, đơn vị hành chính cũ, thành lập ngày 12.5.1945. Tại khu vực huyện Yên Sơn, đầu tháng 5.1945 các Ban Việt minh xã đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa vũ trang, xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến; thành lập chính quyền cách mạng vơi tên gọi châu Hồng Thái. Châu Hồng Thái bao gồm khu vực tả ngạn sông Lô thuộc 2 tổng Bình Ca và Kim Quan với 12 xã và 2 động người Dao, Cao Lan; được điều hành bởi Ủy ban cách mạng lâm thời châu. Đầu năm 1946 các xã thuộc châu Hồng Thái và một số xã thuộc các tổng, châu khác trở về thuộc huyện Yên Sơn
HỒNG THÁI
 Xã cũ thuộc huyện Na Hang được thống kê trong Bản kê khai các huyện và xã tỉnh Tuyên Quang ngày 30.6.1948 của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Tuyên Quang. Từ sau Tổng khởi nghĩa, xã Hồng Thái gồm các động Mán thuộc các xã: Đống Đa, Tri Phương, Phan Thanh và Bạch Đằng của huyện Na Hang.  
 HÙNG DỊ
      Tổng thuộc huyện Phúc Yên, tỉnh Tuyên Quang vào đầu thế kỷ XIX, gồm 8 xã: Hùng Dị, Đăng Nẫm, Lũ Khê, Ninh Dị, Xuân Mai, Phong Nẫm, Tú Chung, Tú Lĩnh. Cuối thế kỷ XIX, tổng Hùng Dị thuộc huyện Hàm Yên, phủ Yên Bình, gồm 8 xã: Hùng Dị, Ninh Dị, Phong Nẫm, Đăng Nẫm, Tú Chung, Lũ Khê, Xuân Mai, Tú Lĩnh.
 Năm 1927, tổng Hùng Dị thuộc huyện Hàm Yên, gồm 6 xã: Hùng Dị (có 4 thôn: Động Đồng Ca, Động Vân Nham, Làng Đồng, Làng Giào); Đăng Nẫm (có 5 thôn: Làng Uổm, Làng Vườn, Làng Quéo, Làng Ken, Động Làng Bân); Lũ Khê (có 3 thôn: Làng Tè, Làng Ói, Làng Thũn); Ninh Dị (có 5 thôn: Làng Thát, Yên Giới, Động Chợ Tổng, Động Cây Chanh, Động Chanh Hạ); Phong Nẫm (có 6 thôn: Làng Thị, Làng Chảng, Làng Nom, Làng Ni, Làng Tửu, Động Cây Sấu); Tú Chung (có 2 thôn: Ba Uông, Động Cây Quéo). Sau cách mạng tháng Tám, tổng Hùng Dị không còn tồn tại. Nay thuộc địa bàn huyện Hàm Yên.
HÙNG DỊ
Xã cũ, đầu thế kỷ XIX thuộc tổng Hùng Dị, huyện Phúc Yên, phủ Yên Bình. Cuối thế kỷ XIX, thuộc tổng Hùng Dị, huyện Hàm Yên, phủ An (Yên) Bình. Đầu thế kỷ XX, thuộc tổng Hùng Dị, huyện Hàm Yên. Xã Hùng Dị gồm 02 làng: Đồng, Giào và 02 động: Đồng Ca, Vân Nham.  Năm 1945, xã Hùng Dị sáp nhập với xã Tứ Chung, xã Phong Nẫm và xã Đăng Nẫm thành xã Đức Long thuộc tổng Đức Long, phủ Toàn Thắng, tỉnh Tuyên Quang. Nay thuộc địa bàn xã Đức Ninh, Hàm Yên
HÙNG THÔN
Xã cũ, đầu thế kỷ XIX, thuộc tổng Thổ Hoàng, châu Đại Man, phủ Yên Bình, xứ Tuyên Quang. Cuối thế kỷ XIX thuộc tổng Thổ Bình, châu Chiêm Hóa, phủ Tương An, tỉnh Tuyên Quang. Đầu thế kỷ XX xã Hùng Thôn gồm 10 thôn: Làng Phường, Làng Đình, Làng Thẩm, Nà Mô, Nà Đảng, Nà Nhiễm, Làng Tạo, Nà Rùm, Làng Bảo, Làng Nhùng, thuộc tổng Thổ Bình, châu Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang .         Năm 1945, xã Hùng Thân (Hùng Thôn) gồm hai thôn Nhân Nghĩa và Trung Dũng được hợp nhất với  xã Tân Hưng và một phần xã Thanh Tương thành xã Hùng Mỹ, tổng Thổ Bình, châu Khánh Thiện, tỉnh Tuyên Quang.
HƯNG ĐẠO
   Xã cũ thuộc huyện Chiêm Hóa, thành lập năm 1954 (gồm 6 thôn: Bản, Nghe, Khun Thắng, Nà Mý, Ngầu I, Ngầu II) do tách ra từ xã Hùng Mỹ. Năm 1969, hợp nhất hai xã HĐ và Hùng Mỹ thành xã Hùng Mỹ (theo Quyết định 200 - NV ngày 21.4.1969).  
HƯƠNG LẠP
  Xã cũ thuộc huyện Hàm Yên. Thế kỷ XIX là xã Ninh Kiệm, tổng Nhân Mục. Đầu thế kỷ XX xã Hương Lạp  gồm thôn Lẩn, Động Hương Lạp, Cốc Nghe, Lũng Bến. Năm 1949 sáp nhập Ninh Kiệm với Việt Minh thành xã Ninh Hương. Năm 1954 tách ra như cũ. Năm 1967, hợp nhất 3 xã Việt Minh, Hương Lạp và Ninh Kiệm thành xã Minh Hương, huyện Hàm Yên (theo Quyết định số 201-NV ngày 18.5.1967).  
HỮU VU
    Tổng thuộc huyện Sơn Dương, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây vào đầu thế kỷ XIX, gồm 4 xã: Khoan Lư, Vân Bảo, Hữu Vu, Bằng Man. Cuối thế kỷ XIX, tổng Hữu Vu thuộc huyện Sơn Dương, phủ Đoan Hùng, tỉnh Sơn Tây, gồm 4 xã: Hữu Vu, Khoan Lư, Vân Bảo, Bằng Man. Đầu thế kỷ XX, tổng Hữu Vu thuộc châu Sơn Dương, gồm 5 xã: Hữu Vu, Dũng Vi, Mẫn Hóa (có thôn: Hài Mô), Bằng Man (có thôn: Vân Bão), Khoan Lư. Sau cách mạng tháng Tám, tổng Hữu Vu không còn tồn tại. Nay thuộc địa bàn huyện Sơn Dương.
HỮU VU
Xã cũ thuộc huyện Sơn Dương. Thế kỷ XIX là xã thuộc tổng Hữu Vu, châu Sơn Dương. Thời kỳ cách mạng tháng Tám xã Hữu Vu và xã Mãn Hóa hợp nhất thành xã Đại Phú. Năm 1955 chia thành Hữu Vu và Mãn Hóa. Năm 1969 sáp nhập các xóm: Cây Thông, Thạch Khuôn, Tứ Thế thuộc xã Phục Hưng, huyện Sơn Dương vào xã Hữu Vu cùng huyện; và hợp nhất hai xã Hữu Vu, Mãn Hóa thành xã Đại Phú, huyện Sơn Dương (theo Quyết định số 200-NV ngày 21.4.1969 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
HY SINH
  Xã cũ thuộc huyện Chiêm Hóa, thành lập trong cách mạng tháng Tám, gồm các động người Dao Đỏ thuộc tổng Thổ Bình, Chiêm Hóa. Năm 1959, đổi tên thành xã Kim Sơn. Năm 1970, hợp nhất với xã Phúc Hậu thành xã Phúc Sơn.
KHAI QUÁN
Xã cũ, đầu thế kỷ XIX thuộc tổng Cổ Linh, châu Đại Man, xứ Tuyên Quang. Đầu thế kỷ XX, xã Khai Quan (Khai Quán) gồm 08 thôn: Nà Làm, Tu Quán, Nà Ấp, Nà Lan, Nà Ân, Nà Bạ, Nà Cỏ, Nà Đình thuộc tổng Cổ Linh, châu Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang . Năm 1945, xã Khai Quán sáp nhập với xã Tiến Sứ , động Lũng Quan thành xã Trung Trực, tổng Cổ Linh, châu Khánh Thiện, tỉnh Tuyên Quang.Năm 1954, xã Trung Trực tách thành xã Trung Trực và xã Kiến Thiết. Địa bàn xã Khai Quán nay thuộc xã Kiến Thiết, Yên Sơn.
 KHANG LỰC
 Tên gọi của một tổng thuộc huyện Đương Đạo, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây vào đầu thế kỷ XIX, gồm có 01 xã: Khang Lực. Sau Cách mạng tháng Tám, tổng Khang Lực không còn tồn tại. Nay thuộc địa bàn huyện Sơn Dương.
KHÁNG ĐỊCH
 Châu, địa danh hành chính cũ thuộc tỉnh Tuyên Quang. Châu Kháng Địch được thành lập ngày 15.5.1945 gồm vùng trung du, hạ huyện Sơn Dương và một phần Đoan Hùng, Phù Ninh (Phú Thọ), Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Tháng 2.1946, huyện Sơn Dương được thành lập gồm có châu Tự Do và châu Kháng Địch
 KHÁNH THIỆN
Châu, địa danh hành chính cũ thuộc tỉnh Tuyên Quang. Thành lập sau khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi (12.5.1945). Châu Khánh Thiện gồm toàn bộ huyện Chiêm Hóa và các tổng Phù Loan, Yên Lũng (Hàm Yên); Sơn Đô, Yên Lĩnh (Yên Sơn). Đầu 1946, thành lập các huyện, châu Khánh Thiện thuộc địa bàn huyện Chiêm Hóa  
KHE THUYỀN
Xã cũ, thành lập trước Cách mạng tháng Tám, do tách ra từ xã Đồng Văn, thuộc phần đất đồn điền Roayđơba gồm có Giếng Bọc, Khe Thuyền. Năm 1945, xã Khe Thuyền đổi tên thành xã Phú Đa, gồm các thôn: Gò Kiêu, Giếng Bọc, Khe Thuyền, Đồng Mụng thuộc tổng Yên Lịch, châu Kháng Địch, tỉnh Tuyên Quang. Nay thuộc xã Văn Phú, Sơn Dương
 KHOAN LƯ
Xã cũ, đầu thế kỷ XIX thuộc tổng Hữu Vu, huyện Sơn Dương, phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Cuối thế kỷ XIX, thuộc tổng Hữu Vu, huyện (đầu thế kỷ XX là châu)  Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Năm 1945, xã Khoan Lư và xã Bằng Man tách thành 03 xã: Thanh Bình, Văn An, Tân Lợi thuộc tổng Hữu Đô, châu Kháng Địch, tỉnh Tuyên Quang. Năm 1946, 3 xã nhập lại thành xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương
KHOÁNG
  Huyện, địa danh cũ thuộc tỉnh Tuyên Quang, là một trong 9 huyện thuộc châu Tuyên Hóa, theo Minh thực lục sau khi trấn Tuyên Quang đổi thành châu Tuyên Hóa. Đến năm Vĩnh Lạc thứ 17 (1419), sáp nhập huyện Văn Yên vào huyện Khoáng. Huyện Khoáng ngày nay thuộc đất hai huyện Hàm Yên, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.

(Còn tiếp)

Lượt xem: 1875

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1953713- Đang online : 1818