• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV8/1/2017 16:18

Tìm hiểu Giáo dục Tuyên Quang thời kỳ phong kiến

Dưới đây là bài sưu tầm về văn hóa - lịch sử - con người Tuyên Quang

 Theo Minh Thực Lục, năm Vĩnh Lạc thứ 17 (năm 1419), nhà Minh thiết lập tại Giao Chỉ Phủ Nho học tại Lạng Sơn, 10 châu Nho học tại Thất Nguyên, Quảng Nguyên, Thượng Văn, Hạ Văn, Vạn Nhai, Thượng Tư Lang, Hạ Tư Lang, Cửu Chân, Gia Hưng, Quảng Oai; 17 huyện Nho học tại Đa Dực, Cổ Lan, Khâu Ôn, Trấn Di, Đan Ba, Thoát, Yên, Đại Man, Tuyên Hóa (1), Phú Lương, Lộng Trạch, Đại Từ, Cảm Hóa,Vĩnh Ninh,Tống Giang, Nga Lạc, An Lạc (2). Như vậy, ở Tuyên Quang từ thế kỷ XV đã có trường dạy chữ Nho.
     Về khoa cử, theo sách các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919) (3), đời Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) có Ông Tạ Thông ở xã Yên Hưng (4), huyện Sùng Yên (nay thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) nổi tiếng thần đồng, thi đình đỗ tiến sỹ khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (năm 1475), làm quan đến chức Đô ngự sử, đứng đầu Ngự sử đài, là một chức quan rất trọng thời phong kiến.
     Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, xuất bản năm 1992 thì tại Tuyên Quang vào năm Ất Dậu (1825) (5), Vua Minh Mạng đã cho xây dựng Văn miếu tại xã Ỷ La(6), huyện Hàm Yên, Phủ Yên Bình. Văn miếu tại xã Ỷ La thờ khổng Tử, ông tổ của đạo Nho và vì thế đây là nơi tôn vinh những giá trị của nền giáo dục Nho học. Bên cạnh Văn miếu, nhà vua còn cho xây đền Khải Thánh ở phía Tây để thờ cha, mẹ Khổng Tử (tức Thúc Lương Ngột và Nhan Thị). Tuy gọi là đền Khải Thánh nhưng bên cạnh việc thờ cúng, đây còn là nơi rèn đúc nhân tài cho địa phương
     Từ việc xây dựng Văn miếu có thể thấy đất Tuyên Quang xưa và triều Nguyễn đã có trung tâm văn hóa và giáo dục. Tuy nhiên, dưới thời phong kiến Tuyên Quang là vùng đất xa kinh thành, dân cư đa số là dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc lại có tiếng nói, phong tục, tập quán, nền văn hóa riêng nên việc học chữ Nho ở Tuyên Quang phát triển chậm.
     Năm 1884, Vua Triệu Trị định lại lệ thi Hương, bắt đầu cho đặt chức Giáo thụ ở Tuyên Quang để khuyến khích phát triển giáo dục ở vùng này. Tháng 11/1885, triều đình bắt đầu cho đặt ngạch học sinh cho các tỉnh biên giới, trong đó có Tuyên Quang, theo tiêu chuẩn tư chất tốt mà ham học, cho mỗi nơi chọn từ 3 đến 6 học sinh, trừ cho việc đi lính, tạp dịch; chế độ khảo dịch và lương bổng giống học sinh từ Quảng Bình vào Nam.
     Tuy nhà Nguyễn có những chính sách khuyến học như trên nhưng kể từ khoa thi đầu tiên, năm Gia Long thứ 6 (năm 1807) đến khoa thi cuối cùng (năm 1919) cả nước có 5.232 người đỗ cử nhân, hương cống nhưng không có sĩ tử  nào  là người Tuyên Quang.
 (1) Tuyên Hóa: Tuyên Quang ngày nay; (2) Minh Thực Lục, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV – XVII, NXB Hà Nội, 2010; (3). Ngô Đức Thọ chủ biên: các Nhà khoa bảng Việt Nam, (1075 – 1919),NXB Van học, 1992;  (4) Xã Yên Hưng, sau đổi là xã Hành Mai; (5). Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hóa, Huế, 1992; 6) Văn miếu Ỷ La đã bị thực dân Pháp phá khi chúng lập ách thống trị tại Tuyên Quang.                                                                                

 Văn Giang sưu tầm

Lượt xem: 601

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1977661- Đang online : 2649