• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV10/1/2017 14:41

Một số giải pháp đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Khuyến học là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc, là nghĩa tình của nhân dân Việt Nam. Truyền thống hiếu học luôn gắn với truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến học khuyến tài, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

 Khuyến học là khuyên bảo, hướng dẫn, khích lệ, giúp đỡ cùng nhau thúc đẩy học tập và vận động các nguồn lực để tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người được học, học thường xuyên, học suốt đời, học chữ, học nghề, học để biết, để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển ở cộng đồng, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.
   Vào thập kỷ cuối cùng của Thế kỷ XX trước yêu cầu xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế phát triển kinh tế trí thức và hội nhập quốc tế, giáo dục không chỉ đóng khung trong phạm vi nhà trường chính quy mà phải mở ra những hình thức học tập không chính quy ngoài xã hội, không chỉ dựa vào hệ thống giáo dục ban đầu, mà phải có những thành quả của hệ thống giáo dục tiếp tục. Trong điều kiện ấy, Đảng đã quyết định thành lập một tổ chức xã hội có chức năng vận động toàn dân học tập, đó chính là Hội Khuyến học Việt Nam.
Ngày 02/10/1996, Hội Khuyến học Việt Nam ra đời với sứ mệnh là “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”. Hội Khuyến học ra đời là yêu cầu khách quan để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội có tính chất đặc thù, tập hợp tổ chức, công dân Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, góp sức phấn đấu cho phong trào “Toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục”, “cả nước trở thành một xã hội học tập” nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ chủ yếu của Hội là: Làm nòng cốt trong việc liên kiết, phối hợp các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường. Vận động nhân dân tích cực học tập, học tập suốt đời, quan tâm đến những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tập và những người có năng khiếu, nhằm nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp để góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Liên kết vận động mọi gia đình và tổ chức xã hội, cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo góp phần động viên, chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần đối với các thầy cô giáo, thực hiện sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Tư vấn, giám định, phản biện xã hội theo quy định của pháp luật về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến đông đảo của các nhà giáo dục, các phụ huynh học sinh. Kiến nghị với Đảng, chính quyền, ngành Giáo dục và Đào tạo về các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành xã hội học tập.
Ở Tuyên quang, Hội Khuyến học tỉnh được thành lập ngày 16/8/2001. Từ tháng 8/2001 đến tháng 11/2006, Hội hoạt động với Ban chấp hành lâm thời. Đại hội Hội khuyến học tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2006 - 2011 được tổ chức vào ngày 22-23/11/2006. Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2011-2016 được tổ chức vào ngày 12-13/12/2011.
Đến nay có 12 Hội khuyến học huyện, thành phố, 5 hội trực thuộc Hội Khuyến học tỉnh (7 hội khuyến học huyện, thành phố, 5 Hội khuyến học thuộc các cơ quan, đơn vị), 141/141 xã, phường, thị trấn đều có Hội Khuyến học với 2548 Chi hội, 74 Ban Khuyến học, 106 299 hội viên.
Những năm qua, Hội Khuyến học các cấp đã huy động nguồn xã hội hóa trao hàng nghìn suất học bổng cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trao học bổng “Tân Trào tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên trúng tuyển đại học nguyện vọng I hàng năm. Chỉ tính riêng 2 năm 2014, 2015, Hội Khuyến học tỉnh đã cấp 2520 suất học bổng cho học sinh, sinh viên và 100 suất học bổng “Tân Trào tiếp sức đến trường” với số tiền là 1.682.000.000 đồng; khen thưởng 212 học sinh, sinh viên với số tiền là 106.200.000 đồng.v.v…
Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học được đẩy mạnh. Đến nay toàn tỉnh có 12.035 gia đình hiếu học, 96 dòng họ hiếu học, 588 cộng đồng khuyến học.

Nguồn: hiephoidoanhnghieptuyenquang

Có thể nói rằng, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, sự nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân, hoạt động khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần tích cực vào việc thực hiện “Ba đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) trong các nhà trường; góp phần cùng ngành giáo dục thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, hiến đất làm trường, lớp mầm non, vận động học sinh bỏ học trở lại trường, duy trì sĩ số học sinh, huy động học sinh đến tuổi học đi học, góp phần củng cố và phát huy thành quả phổ cập giáo dục, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, động viên khuyến khích học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Đặc biệt là các cơ sở Hội đã tích cực tham gia vào việc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tham gia quản lý 141 trung tâm học tập cộng đồng ở xã v.v…
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập cò có hạn chế sau: Phát triển chưa đồng đề;. gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học còn ít. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, hội viên và nhân dân về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập còn hạn chế. Quỹ khuyến học các cấp còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đội ngũ cán bộ khuyến học các cấp còn thiếu và chủ yếu là kiêm nhiệm. Các trung tâm học tập cộng đồng xã, các trung tâm dạy nghề chưa phát huy hiệu quả hoạt động v.v…
Để đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời gian tới, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
1.Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11/CT-TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng “về chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình “Xã hội học tập” và Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh đất nước ta hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. “Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành. Xã hội học tập là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục ở nước ta”
2. Đẩy mạnh việc triển khai và tổ chức thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”
   Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng xã hội học tập là để mọi người dân đều được học tập, học tập suốt đời. Xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của chính quyền các cấp, trong đó hai lực lượng đóng vai trò xung kích là ngành Giáo dục và Hội khuyến học. Cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch tổ chức xây dựng xã hội học tập. Lấy xây dựng gia đình hiếu học, trung tâm học tập cộng đồng là cốt lõi để xây dựng xã hội học tập. Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng xã hội học tập phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn phong trào xây dựng xã hội học tập với phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phát huy hiệu quả của phong trào xây dựng xã hội học tập trong cải cách thủ tục hành chính, trong đào tạo nguồn nhân lực và cán bộ quản lý chất lượng cao, trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
   Yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp tự học, tự nghiên cứu cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực, trí tuệ và đạo đức cách mạng.
3. Hội Khuyến học các cấp phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và các cơ quan hữu quan đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, củng cố các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, các Trung tâm dạy nghề ở các huyện, thành phố, đẩy mạnh xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của Hội, Chi hội, Ban khuyến học trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị vũ trang…
4. Tiếp tục học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc học thể hiện ở 5 đặc trưng cơ bản: Ai cũng được học và ai cũng phải học; học thường xuyên, học suốt đời; học đi đôi với hành; dân tộc thông thái; học để làm việc, làm người, để phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
Phương pháp học tập theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là: Lấy tự học làm cốt; học trong nhà trường, trong sách vở, học lẫn nhau, học trong nhân dân; học phải đi đôi với hành, học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy, học không bao giờ cùng, học mãi tiến bộ mãi, càng tiến bộ mãi càng phải học thêm.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền học, chú trọng nêu gương những điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
6. Chú trọng công tác sơ, tổng kết và công tác thi đua khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào khuyến học.
7. Xây dựng và phát triển quỹ khuyến học các cấp, huy động sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.
 Trên đây là một số giải pháp đề xuất để đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Nguyễn Thế An, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức tỉnh Tuyên Quang
 

 

Lượt xem: 7983

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 980380- Đang online : 238