• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV1/11/2018 15:46

Tiếp theo: Những trí thức ưu tú trong lịch sử Việt Nam: Chu Văn An (1292- 1370)

Trong lịch sử giáo dục dân tộc ngàn năm lại đây, Chu Văn An nổi lên như một nhân cách tiêu biểu nhất của Nhà giáo Việt nam.

Chu Văn An còn gọi là Chu An quê làng Văn, xã Quang Liệt (nay là xã Thanh Liệt), huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Theo sách Đăng Khoa lục (làm cuối đời Lê), Chu Văn An đỗ Thái học sinh (tiến sỹ) dưới thời nhà Trần. Ông không ra làm quan mà về  mở trường dạy học tại quê nhà. Do tài năng và đức độ, học trò theo học ông ngày một đông. Chu Văn An đã đào tạo được nhiều danh sỹ cho đất nước, trong đó có đại danh sỹ Lê Quát làm đến chức tể tướng, Phạm Sư Mạnh giữ chức quan lớn trong triều. Vua Trần Minh tông (1314-1329) mời ông vào Kinh giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám, dạy học cho thái tử Vượng (em vua). Sau thái tử lên ngội là Trần Hiến Tông (1314-1329).
            Ở Quốc tử giám, ông đã soạn bộ sách Tứ thư thuyết ước gồm 10 quyển. Theo Phan Huy Chú, đây là sách luận giải Tứ thư của Nho giáo để giảng dạy cho các học trò. Khi Trần Dụ Tông giữ ngôi (1341-1369), triều chính suy mạt, vua và quần thần ăn chơi sa đọa, ông dâng sớ xin chém đầu 7 gian thần (Thất trảm sớ), muốn qua đó khôi phục triều chính, nhưng không được Dụ Tông chấp nhận. Ông cáo quan, treo mũ ấn ở cửa Huyền vũ, về ở ẩn và tiếp tục dạy học tại núi Phượng Hoàng, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Đông (nay là tỉnh Hải Dương), lấy danh hiệu Tiều Ẩn (người tiều phu ở ẩn).
            Nơi đây ông sống dân dã, gắn bó với thiên nhiên,  vừa dạy học vừa sáng tác thơ ca. Ông để lại 2 tập thơ Tiều ẩn thi ca (chữ hán) và Tiều ẩn quốc ngữ thi tập (chữ Nôm) nay chỉ còn 12 bài. Thơ của Ông nói lên tình yêu quê hương đất nước, nói lên tâm sự của ông đối với sơn hà xã tắc và ý thức của kẻ sỹ đối với thời cuộc. Sau khủng hoảng chính trị 1370, Trần Nghệ Tông lên ngôi, ông được mời về kinh và được vua giao việc. Song vì tuổi cao, sức yếu, ông từ chối rồi lại về núi Phượng Hoàng và chỉ ít lâu sau đó ông mất. Nhà nước phong kiến đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, bên cạnh Chu Công và Khổng Tử là những người sáng lập học thuyết Nho giáo, điều đó nói lên uy tín lớn lao của ông trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam thời cổ.
            Nhân cách lớn lao của Nhà giáo Chu Văn An được người xưa đánh gía qua các cuốn sách: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Phượng sơn từ chí lược…
 


 
1.Chu Văn An là nhà sư phạm kiệt xuất của dân tộc:
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết về ông: “Học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng nho nước Việt, trước sau chỉ có một ông, các ông khác không thể nào so sánh được”.
Chu Văn An khác hẳn các nhà nho xưa. Ông suốt đời làm một nhà giáo, thi đỗ không ra làm quan, mà về dạy học. Khi ông ra làm quan, suốt 30 năm cũng chỉ làm nghề dạy học, không nhận một chức vụ nào khác. Lúc treo ấn từ quan, vẫn lấy việc dạy học làm vui. Ông gắn bó cả đời người với sự nghiệp cao quí “dạy chữ” dạy người”.
Trước tác của ông làm ra để phục vụ cho việc dạy học. Tứ thư thuyết ước được coi như giáo khoa giảng dạy nho giáo của người Việt. biên sọan. Tinh thần sáng tạo, tinh thần dân tộc của ông trong việc biên soạn Tứ thư thuyết pháp được người đời sau ca ngợi: “Cùng lý chính tâm” là tâm học, khác xa “Tống Nho”cách vật trí tri và còn đi trước cả Dương Văn Minh (đời Minh, Trung Quốc).
Ông đào tạo được nhiều danh sỹ cho đất nước. Theo huyền tích quê hương ông thì ngay cả đến con trai vua Thủy Tề cũng đã theo học nơi ông và đã hy sinh thân mình để làm mưa cho dân làng vì thầy dạy yêu cầu. Điều đó nói lên tài năng giáo dục của ông không chỉ tạo ra những vua tôi tốt mà còn cảm hóa được cả quỷ thần. Trần Nguyên Đán, một đại thần nhà Trần, học trò tinh thần của ông đã ca ngợi: “Bể học xoay chiều sóng, phong tục trở nên thuần hậu. Trường lớn trong nước được thầy dạy như Bắc đẩu, Thái Sơn”.
Ông đúng là sao Bắc Đẩu, núi Thái Sơn, chèo lái biển học để đổi mới phong tục, xoay chiều thời thế, lấy giáo dục biến suy thành thịnh, đó là chí hướng, là tâm huyết của nhà giáo chân chính Chu Văn An.
2.Chu Văn An là nhà giáo luôn quan tâm đến thời cuộc đất nước.
Xưa nay, có người cho rằng ông chọn nghề dạy học là muốn lánh đời, xuất thế, quay lưng lại với thời cuộc trước sự suy vi của chế độ phong kiến đương thời. Song ông không phải là người như vậy. Ông nhập thế với ý thức của người trí thức rất rõ ràng, chỉ có điều bằng con đường của riêng mình, con đường dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước. Ông thường xuyên theo rõi chính sự nên khi các học trò Lê Quát, Phạm Sư Mạnh (các quan lớn trong triều) về thăm thầy, đều nhận được các lời khuyên bảo nên họ rất lấy làm vui sướng.
Ông chọn việc dạy học, tỏ ý không màng danh lợi, nhưng khi triều đình yêu cầu ông ra Quốc tử giám dạy học cho Thái tử, ông đã nhận lời. Bởi vì ông nghĩ rằng dạy học cho một ông vua tương lại sẽ đem lại lợi ích cho chính sự đất nước. Chính vì vậy, Trần Hiến Tông, đấng quân vương (học trò của ông) khi ở ngôi “không có việc lầm lỗi” bởi có “bầy tôi hiền” giúp việc chính sự. (lịch triều hiến chương loại chí).
Việc ông dâng sớ thất trảm vào thời Trần Dụ Tông thể hiện ý thức cao cả của một nhà Nho trước thời cuộc. Chúng ta chưa bàn đến khí tiết của ông, việc làm đó trước hết nói lên cuộc đấu tranh hết sức khốc liệt chống bọn quần thần gian tham vì sự nghiệp nhà Trần, vì tương lai cuộc sống nhân dân của kẻ sỹ quân tử “coi việc thờ vua tất phải nói lên hết ý mình” như sử gia Ngô Sỹ Liên đã nói về ông.
Nếu việc ông từ bỏ cuộc sống ẩn sỹ để vào cung dạy thái tử có ảnh hưởng lớn lao đến văn hóa, giáo dục đương thời như thế nào, thì việc ông dâng  thất trảm sớ và từ quan về ở ẩn lại có tiếng vang về chính trị to lớn như thế thế đối với thời cuộc lúc đó.Thái độ cứng cỏi, dám nói thẳng, khuyên can vua, lên án kẻ gian thần đã thể hiện “tấc lòng chưa thể tro nguội” trước vận mệnh của dân, của nước trong ông.  Lê Quí Đôn, nhà bác học thời Lê đã nói về Chu Văn An trong Kiến văn tiểu lục, không cần nói tới sự nghiệp giáo dục của ông, chỉ cần nói đến việc dâng sớ đòi chém gian thần và cáo quan về ở ẩn đã nói lên “đây là bậc thánh cao nhất”
Nhân cách nhà giáo Chu Văn An đã được lưu truyền trong sử sách Việt Nam từ đời này sang đời khác. Thời nào cũng nhìn thấy ở ông một người trí thức không màng danh lợi, một nhà giáo tài năng và đức độ, nhưng luôn gắn bó với thời cuộc, với sự nghiệp văn hóa, giáo dục của đất nước. Đúng như sắc phong thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Cảnh Hưng 44 (1784) đã nêu cao công đức của ông: “đứng đầu các nhà Nho, làm rường cột cho đạo ấy. Ghét ác, trừ gian, lẫm liệt một thời chính khí, giúp dân nước, bàng bạc một thủa anh linh”
Nhân cách cao đẹp của Chu Văn An thật đáng tự hào biết bao đối với những người trí thức và những nhà giáo Việt Nam.
                                                 Văn Giang, Liên hiệp Hội TQ sưu tầm.

Lượt xem: 2081

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1976225- Đang online : 1185