• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV20/11/2018 14:15

Trần Nguyên Đán (1320-1390) Một nhà Thiên văn khí tượng học Việt Nam thế kỷ XIV

Xin giới thiệu tiếp với bạn đọc về quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán


            Trần Nguyên Đán quê huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, sinh năm 1320, mất 1390. Ông là một nhà thơ có tiếng, đồng thời là một nhà khoa học tự nhiên.
            Nói  đến các nhà khoa học tự nhiên trong thời kỳ phong kiến, chúng ta đều biết có Nguyễn An, tổng công trình sư xây thành Bắc Kinh dưới triều Minh ở Trung Hoa (thế kỷ XV), thứ đến Hồ Nguyên Trừng (thế kỷ XV) nhà khoa học đặc tài Việt nam đã lợi dụng thuốc nổ do nhân dân Trung Hoa phát hiện, chế ra súng thần công giúp triều đình phong kiến Chu Minh (Trung Hoa). Sau việc sáng chế ấy, ông được phong hàm thượng thư bộ công. Sau khi mất, suốt đời Minh, được thờ ở Bộ Binh, mỗi khi xuất quân đều được cúng lễ long trọng.
            Nay xin giới thiệu một nhà khoa học tự nhiên Việt Nam thời phong kiến đã nghiên cứu về thiên văn, khí tượng học, đó là Trần Nguyên Đán, sinh trước 2 nhà khoa học trên. Đến nay, chúng ta cũng chưa biết rõ ràng ông đã có những phát hiện và sáng tạo gì thật đặc sắc, cụ thể, nhưng chúng ta biết đích xác ông đã viết cuốn sách về môn khoa học này khá công phu, tỷ mỉ, chính xác; Cuốn sách đó là Bách thế thông kỷ lục.
            Dưới mục thi phúng trung gian (bài thơ nói lên lời can trung thực) sách Nam ông mộng lục của Lê Trừng (Hồ Nguyên Trừng) chép về Trần Nguyên Đán như sau: “Khoảng năm Chí chính (niên hiệu Nguyên Thuận đế, 1341-1368, ngang với triều Trần Dụ Tông, Trần Nguyên Đán người Giao Chỉ, là tôn thất nhà Trần, làm quan triều Dụ Tông, giữ chức vụ Ngự sử đại phu. Hồi đó vua Dụ Tông trễ nải chính sự, bọn quyền thần nhiều phạm pháp, Nguyên Đán nhiều lần can ngăn không nghe. Dụ Tông mất, cháu là Hôn Đúc lên ngôi. Lúc này công việc trong triều lại càng tệ lắm. Nguyên Đán dâng thư can ngăn không được trả lời, bèn xin nghỉ việc, xin nắm xương già đi”. Lúc đi, Nguyên Đán có bài thơ gửi các bạn đồng nghiệp trong Đài ngự sử. Bài thơ như sau:
                        Đài đoan nhất khứ tiện thiên nhi
                        Hồi thủ thương tâm sự sự vi
                        Cửa mạch trần ai nhận dị lão
                        Ngữ hồ phong vũ khách tư qui
                        Nho phong bất chấn hồi vô lực
                        Quốc tế như huyền khứ diệc phi
                        Kim cồ hưng vong chân khả giám
                        Chư công hà nhẫn gián thư hi.
            Tạm dịch:
                        Ô dài từ giã chốc lên trời
                        Ngoảnh lại đau lòng việc bỏ xuôi
                        Cát bụi đồng quê đầu chóng bạc
                        Gió mưa đất khách dạ khôn nguôi
                        Rừng nho gió táp lôi sao nổi
                        Thế nước dây treo bỏ cũng sai
                        Còn, mất xưa nay gương chói lọi
                        Sao không can dán tiếc chi lời.
            Sau đó nội loạn xẩy ra, ông chạy theo Nghệ Tông. Nghệ Tông lên ngôi, bổ ông làm chức Tư đồ bình chương sự, làm tướng khá lâu năm mới mất.
            Ông là người thông hiểu phép làm lịch, có làm sách Bách thế thông kỷ thư. Trong sách này, ông khảo sát tính toán từ năm Giáp Thìn đời vua Nghiêu (năm 1357 trước Công nguyên), đến đời Tống, đời Nguyên (đời Tống năm 960-1280 sau Công nguyên; đời Nguyên 1147-1328 sau công nguyên), ghi rõ những ngày nhật thực, nguyệt thực, những chiếu độ các sao. Những điều tính ra đều phù hợp với sự việc đã xẩy ra từ xưa. Ông tự hiệu là Băng Hồ Tử.
             Sách Bách thế thống ký thư của Trần Nguyên Đán bị tịch thu hồi phong kiến nhà Minh xâm lấn nước ta, cùng với các sách sử khác, đến nay không còn. Tuy nhiên tên sách vẫn còn ghi rõ trong Nam ôm mộng lục, giúp ta khẳng định rằng ông là một nhà khoa học thiên văn, khí tượng.
            Ông về trí sĩ được nhà vua y cho. Khi nghỉ việc, ông về vùng Côn Sơn, vui thú với thiên nhiên và để lại tập thơ Băng Hồ ngọc trác thi tập và một số bài thơ khoảng 50 bài do Lê Quí Đôn ghi lại trong Toàn Việt thi lục
            Theo gia phả nhà Trần, ông thuộc tôn thất Trần Quang Khải, một vị tướng nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên ở bên Chương Dương và khắc phục thành Thăng Long năm Trùng Quang thứ nhất (1285) và là ông ngoại của Nguyễn Trãi.
            Khi Nguyễn Trãi về ở ẩn cũng về tại Côn Sơn., thật sự đã giữ kỷ niệm tốt của mình đối với ông ngoại. Ba chữ Thanh hư động, đề ở Côn Sơn do tay Trần Duệ Tông viết vẫn còn đến ngày nay. Cái dấu hiệu Long khánh ngự bút chỉ rõ cho ta biết đó là nơi mà hai ông cháu Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi về hưu dưỡng tuổi già.

                                                           Văn Giang, Liên hiệp hội sưu tầm
                       
 

Lượt xem: 1021

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1106795- Đang online : 374