• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV21/4/2020 15:25

Những cận vệ được Bác Hồ đặt tên

Tháng 12/1946, sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác Hồ cùng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành…rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc. Đi cùng Bác chỉ có tám người, làm công tác văn phòng, thư ký, bảo vệ, liên lạc, hậu cần… phục vụ Bác.

Đầu tháng 3/1947, Bác tới xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Sáng 6/3/1947, Bác gọi tám anh em đến hội ý. Sau khi căn dặn các đồng chí phải tuyệt đối giữ bí mật trong mọi công việc, Bác nói: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta mới bắt đầu và còn lâu dài, gian khổ, nhưng nhất định sẽ thắng lợi. Từ hôm nay trở đi, để tỏ lòng quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và cũng là để giữ bí mật, Bác đặt tên cho các chú là Trường-Kỳ-Kháng-Chiến-Nhất-Định-Thắng-Lợi. Rồi Bác chỉ vào từng người đang quây quần bên Bác, đặt tên cho từng đồng chí. Sau đó, mỗi khi có một trong tám người chuyển công tác, đều có người khác thay, vì vậy có 3 người kế tiếp nhau tên là Trường, 2  người tên là Nhất và 2 người tên là Thắng.
Ba người kế tiếp nhau tên Trường: Người đầu tiên (Võ Trường) tên thật là Võ Chương, gốc Huế. Trước Cách mạng tháng Tám dạy học tại Thanh Hóa, sau chuyển về Hà Nội vừa dạy học vừa hoạt động cách mạng. Sau đó, được tuyển vào Đội Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu. Tháng 10.1945 được đồng chí Nguyễn Lương Bằng bổ sung vào đội cận vệ của Bác. Khi lên tới chiến khu Việt Bắc, ông chuyển sang làm công tác khác và lâm bệnh mất năm 1949  
Người thứ hai mang tên Trường là ông Hoàng Văn Phức, tức Văn Lâm. Là người dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng. Trước năm 1945, là tự vệ của căn cứ địa cách mạng Cao Bằng, từ tháng 5.1945 được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác với tên Nhất. Sau khi ông Võ Chương nhận nhiệm vụ khác, ông Hoàng Văn Phức thay thế ông Trường và được gọi là Hồ Văn Trường. Về sau ông được giao nhiệm vụ coi giữ kho tài sản của Ngân hàng Nhà nước và từng là cán bộ Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, ông mất năm 1994.



 
Người thứ ba mang tên Trường tên thật là Phạm Văn Nền, quê ở Hà Nội. Về sau làm lái xe cho Bác cho đến khi Bác mất. Ông Nền mất năm 1996
Người mang tên Kỳ (Vũ Kỳ), tên thật là Vũ Long Chuẩn, tức Nguyễn Cần, quê ở Hà Đông, tham gia Cách mạng từ năm 1941, bị địch bắt giam ở nhà tù Hoả Lò, Hà Nội; năm 1945 vượt ngục, tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945 tại Hà Nội. Ông làm Thư ký giúp việc Bác Hồ từ 8/1945 đến năm 1949 và từ năm 1957 đến khi Bác mất. Trước khi nghỉ hưu, ông là Đại biểu Quốc hội khóa VIII, Giám đốc Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ông mất năm 2005.
Người mang tên Kháng (Hoàng Hữu Kháng), quê ở Thái Bình, tên thật là Nguyễn Văn Cao, tức Lý. Ông hoạt động Cách mạng trước năm 1945, từng bị địch bắt giam tại nhà tù Sơn La từ năm 1941, sau đó chuyển về nhà tù Chợ Chu, Thái Nguyên. Ông vượt ngục và tham gia xây dựng căn cứ địa ở chiến khu Việt Bắc, làm Hiệu phó Trường quân chính kháng Nhật. Sau này, ông là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh vệ, Bộ Công an. Ông mất năm 1994.
Người thứ tư tên Chiến (Tạ Quang Chiến), tên thật là Nguyễn Hữu Văn, tham gia cách mạng năm 1943, sau Cách mạng Tháng 8/1945 được phục vụ Bác Hồ, đến năm 1957 chuyển công tác khác. Ông từng là Bí thư Trung ương Đoàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Xã hội của Quốc hội khóa VII, hiện sống tại phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Hai người mang tên Nhất . Người đầu tiên (Hồ Văn Nhất) dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng, tên thật là Hoàng Văn Phúc, bí danh Văn Lâm, bảo vệ Bác từ tháng 5/1945 khi Bác về Tân Trào, Tuyên Quang. Sau khi ông Võ Trường chuyển sang làm công tác khác, ông Hồ Văn Nhất thay thế ông Trường và được gọi là Hồ Văn Trường. Như vậy ông vừa có tên là Nhất vừa có tên là Trường. Sau này ông là cán bộ Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, mất năm 1994.
Người thư hai mang tên Nhất thay ông Hồ Văn Nhất là ông Long Văn Nhất, bí danh là Tiên Phong, nguyên là cận vệ của đồng chí Võ Nguyên Giáp được điều sang phục vụ Bác Hồ. Ông mất năm 1967.
Người thứ sáu tên Định (Võ Viết Định), tên thật là Chu Phương Vương, tức Ngọc Hà, là chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, quê ở Cao Bằng, bảo vệ Bác từ tháng 8/1945. Tới tháng 5/1952 chuyển công tác. Sau này, có thời gian ông là Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Công ty Xây lắp cơ khí thuộc Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên. Ông đã mất
          Hai người được mang tên Thắng. Người đầu tiên là ông Nguyễn Quang Chí, tức Nguyễn Văn Huy. Bảy tháng sau ngày được Bác Hồ đặt tên, ông chuyển công tác khác. Người thứ hai mang tên Thắng (Triệu Hồng Thắng) tên thật là Triệu Văn Cắt, tức Triệu Tiến Thọ, dân tộc Dao, quê ở Thái Nguyên. Sau năm 1954, ông Triệu Hồng Thắng là Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Ông mất năm 1975.
        Người thứ tám được Bác Hồ đặt tên Lợi (Trần Lợi), tên thật là Trần Đình, dân tộc Nùng, quê ở Cao Bằng, nguyên là chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, bảo vệ Bác từ năm 1945 đến năm 1950 thì chuyển về địa phương. Ông đã mất trong kháng chiến chống Pháp.
Lê Thị Thanh Hiền, Tổng thư ký LHH

Lượt xem: 2292

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1976169- Đang online : 1128