• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV24/8/2017 14:41

Tìm hiểu về chuỗi giá trị

Những năm gần đây, trong hoạt động kinh tế, người ta hay dùng thuật ngữ “chuỗi giá trị”. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu “chuỗi giá trị là gì”?

  1. Chuỗi giá trị ( tiếng Anh:Value chain) cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh, đầu tiên được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách betseller của Ông có tựa đề: Competitive Advantage: creating and Sustaining Superior Perfomalce (Tạm dịch: Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì lợi thế ở mức cao).
     Nói một cách dễ hiểu: Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
     Trong hoạt động chuỗi có các “khâu” trong chuỗi. Các khâu có thể mô tả cụ thể bằng các hoạt động để thể hiện rõ các công việc của khâu. Bên cạnh các khâu của chuỗi giá trị có “tác nhân”. Tác nhân là những người thực hiện chức năng của khâu trong chuỗi, ví dụ như: Nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, người sản xuất, người mua sản phẩm… Bên cạnh đó còn có những “nhà
hỗ trợ chuỗi giá trị”. Nhiệm vụ của nhà hỗ trợ chuỗi là giúp phát triển chuỗi  bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị.                                                                         
     2.  Ví dụ về sơ đồ chuỗi gia trị .
 
 

        Ghi chú:

 
 
     3. Các bước tiến hành lập chuỗi giá trị.
     Sơ đồ chuỗi giá trị thể hiện hiện trạng của chuỗi. Để lập chuỗi gía trị cần phải thu thập thông tin về hiện trạng của chuỗi gia trị. Cách lập theo hướng sau:
     Bước 1: Không nên bắt đầu từ khâu đầu vào mà hãy bắt đầu từ khâu người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi giá trị. Hãy đặt các câu hỏi định hướng sau để xác định cụ thể người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị là ai?
     Câu hỏi cần nêu:

  • Người tiêu dùng là ai? Ở đâu? Độ tuổi nào? Giầu hay nghèo?
  • Họ muốn mua sản phẩm gì?
  • Họ đòi hỏi chất lượng sản phẩm thế nào?
  • Số lượng người tiêu dùng nhiều hay ít?
  • Họ mua vào thời điểm nào?
  • Họ mua ở đâu?
  • Họ sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua?...
Bước 2: Xác định các khâu trong chuỗi gía trị.
Sau khi xác định được người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị, tiến hành lập các khâu kế trước người tiêu dùng và cứ tiến hành lập các khâu kế tiếp trước. Tuy nhiên tùy vào chuỗi giá trị, sơ đồ  chuỗi có thể chênh lệch trong các khâu.
Câu hỏi cần nêu trong bước này:
  • Để người tiêu dùng mua sản phẩm thì trước đó phải làm/có cái gì?
  • Để người bán lẻ có sản phẩm thì trước đó phải làm/có cái gì?
  • Để người chế biến có sản phẩm chế biến thì trước đó phải làm/có cái gì?
  • Để người thu gom có sản phẩm để thu gom thì trước đó phải làm/có cái gi?
  • Để người sản xuất tạo ra sản phẩm họ cần làm/có cái gì?
  • V.v
Bước 3: Xác định các hoạt động của từng khâu trong chuỗi.
Câu hỏi định hướng sử dụng trong bước này:
- Khâu cung cấp đầu vào bao gồm các hoạt động gì?
- Khâu sản xuất bao gồm các hoạt động gì?
- Khâu thu gom bao gồm các hoạt động gỉ?
- Khâu chế biến bao gồm các hoạt động gì?
- Khâu thương mại bao gồm các hoạt động gì?
- V.v
Bước 4: Xác định các khâu trong chuỗi giá trị:
Câu hỏi định hướng sử dụng: Hiện nay ai thực hiện trong các khâu:
  • Khâu cung cấp đầu vào? Ai?
  • Khâu sản xuất? Ai/
  • Khâu thu gom? Ai/
  • Khâu chế biến? ai/
  • Khâu thương mại? Ai?
  • V.v
Bước 5: Xác định các nhà hỗ trợ trong chuỗi giá trị:
Câu hỏi định hướng sử dụng:
  • Hiện nay ai hỗ trợ các tác nhân thực hiện các khâu trong chuỗi?
  • Các hỗ trợ giải quyết khó khăn nào của các tác nhân trong chuỗi giá trị?
Bước 6: Kết luận từ sơ đồ chuỗi giá trị:
Câu hỏi định hướng sử dụng:
  • Sơ đồ thể hiện những khâu nào?
  • Liên kết tổ chức các khâu đó có được tổ chức chặt chẽ không?
  • Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ hay tập thể?
  • Các nhà hỗ trợ có hỗ trợ đúng lúc và đúng nơi không?
  • V.v
 
                                                 Văn Giang
                            Nguồn: Tài liệu của Viện Đào tạo doanh nhân Việt

Lượt xem: 2268

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1949828- Đang online : 2540