• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV7/11/2017 15:44

Những trí thức ưu tú trong lịch sử Việt Nam

“Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng, tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển…” Trích Nghị quyết số 27/NQ-TW Hội nghị BCHTƯ Đảng khóa X

        Với mong muốn góp phần tìm hiểu, giới thiệu, tôn vinh công lao đóng góp của đội ngũ trí thức đối với đất nước, Trang Thông tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh  sưu tầm và lần lượt  giới thiệu những trí thức tiêu biểu của nước ta từ xưa tới nay. Về thứ tự, Trang tin sẽ giới thiệu theo năm sinh của trí thức và trong phần giới thiệu này, Trang tin giới thiệu những trí thức đã qua đời trước, còn các trí thức tiêu biểu đương đại, trang tin sẽ tiếp tục giới thiệu ở những phần sau.
       Ban biên tập Trang Thông tin điện tử LHH kính mong quí bạn đọc quan tâm, đóng góp ý kiến để  Trang TTĐTLHH ngày một thực hiện tốt hơn chức năng là nơi  góp phần tôn vinh những trí thức tiêu biểu của đất nước, trong đó có những trí thức là người con của quê hương Tuyên Quang.

 
                        I. NHÀ SỬ HỌC NGÔ CHÂN LƯU (933 - 1011)
 
      Ngô Chân Lưu là nhà sử học nổi tiếng thời Đinh - Lê, thuộc phái thiền Vô Ngôn Thông (còn gọi là phái Quan Bích, tức quay mặt vào tường), do Vô Ngôn Thông (họ Trịnh, người Trung Quốc) lập ra ở nước ta năm 820 và kế truyền đến năm 1337 đời Trần. Ngô Chân Lưu thuộc thế hệ thứ 4 của phái thiền này. Ông họ Ngô, còn Chân Lưu là pháp hiệu ở quê hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc (nay thuộc Thanh Hóa). Khi nhỏ theo học nho học, sau xuất gia theo học sư Vân Phong, tổ thứ 3 của phái Ngôn Thông. Năm 40 tuổi, Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Tăng Thống, ban hiệu Khuông Việt đại sư. Đời Lê Đại Hành, Ông được mời tham dự triều chính. Năm 987, Ông được cử giao tiếp với sứ thần nhà Tống là Lý Giác. Trong lúc làm công việc ngọai giao, Ông đã viết bài từ Vương lang qui, sau này bài  này trở thành trường hợp độc đáo về thể loại trong văn học cổ Việt Nam.
     Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi việc Vua giao Đỗ Pháp Thuận đón tiếp sứ thần nhà Tống là Lý Giác và giai thoại hai người xướng họa thơ thành bài: “Nga nga lưỡng nga nga”… Khi về tới nhà nghỉ của sứ thần, Lý Giác đã viết tặng Đỗ Pháp Thuận bài thơ như sau:
 
                             Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,
                             Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu.
                             Đông Đô lưỡng biệt tâm lưu luyến,
                             Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.
                             Mã đạp yên vân xuyên lãng trạch,
                             Xa từ thanh chướng phiếm trùng lưu.
                             Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu,
                             Khe đàm ba tĩnh kiến thiền thu.
                             Dịch nghĩa:
                             May mắn gặp thời thịnh trị được giúp nhiều mưu sức,
                             Một thân này 2 lần đi sứ tới Giao Châu(1).
                             Hai lần giã biệt Đông Đô(2) lòng càng lưu luyến,
                             Đất Việt Nam cách ngàn trùng vẫn ngóng trông mãi.
                             Vó ngựa đạp mây khói xuyên núi đá hiểm,
                             Bánh xe qua núi lại cưỡi thuyền lênh đênh sóng dài.
                             Ngoài trời lại có trời nên chiếu sáng xa hơn,
                             Khe đầm sóng lặng nhìn rõ bóng trăng thu.
 
     Đỗ Pháp Thuận dâng bài thơ của Lý Giác tặng để Lê Đại Hành đọc. Lê Đại Hành khen ý thơ hay và khi Lý Giác về nước, Vua sai Ngô Chân Lưu làm bài từ để hát tiễn chân, đó là bài Vương lang qui (Chàng Vương trở về):
 
                             Tường quang phong hào cẩm phàm trương,
                             Dao phong thần tiên phục đế hương. (3)
                             Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lang,
                             Cửu thiên qui lộ trường.
                             Tình thảm thiết đối ly thường,
                             Phan luyến sứ tinh lang.
                             Nguyện tương thâm ý biên cương,
                             Phân minh tâu ngã hoàng.(4)
 
                    Dịch nghĩa:
 
                             Trời quang lành, gió mát, giương cánh buồm gấm,
                             Xa trông vị thần tiên trở lại cõi tiên.
                             Muôn trùng non nước vượt làn sóng xanh,
                             Đường về phương trời xa thẳm.
                             Tình thảm thiết, chén biệt ly,
                             Vịn xe sứ giả lòng bịn rịn.
                             Nguyện đem ý sâu xa vì việc biên cương,
                             Tâu rõ ràng với hoàng đế ta.
 
     Từ là một thể văn vần có vần điệu của Trung Quốc, do thể thơ ngũ ngôn và thất ngôn và ca dao dân gian phát triển thành. Hình thức văn học này ra đời và hưng khởi ở thời Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907), phồn thịnh ở thời Tống (Bắc tống 960 - 1127, Nam Tống 1127 - 1279). Vốn là một thể thơ phối với nhạc để hát nên câu trong bài từ dài, ngắn khác nhau, tuìy theo điệu ca mà cải biến, vì vậy từ còn được gọi là trường đoản cú.
 
     Bài Vương lang qui của Ngô Chân Lưu thuộc bài từ cổ nhất hiện còn và  cũng là một bài từ điệu duy nhất được biết qua 5 - 6 thế kỷ văn học.
     Nếu ai đã đọc một số từ điệu thời Đường, Tống rồi đọc bài từ của Ngô Chân Lưu sễ thấy ngạc nhiên, thán phục trước ngệ thuật viết từ hết sức nhuần nhuyễn của Ông. Ngoài lời điệu tao nhã, sang trọng, ý tứ hàm súc, từ điệu của Ngô Chân Lưu còn biểu hiện sức diễn tả tình cảm trữ tình dồi dào không thua kém gì từ phong Đường, Tống.
     Trong văn chương cổ đại Việt nam, bộ phận thơ ngoại giao chiếm một khối lượng tác giả, tác phẩm, vị trí khá lớn, trong đó có nhiều thơ xướng họa, tiễn, tặng nhau giữa quan lại sĩ phu nước ta và sứ thần Trung quốc, cũng như quan lại, sỹ phu Trung Quốc với sứ thần Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIX.
     Bài Từ Vương lang qui của Ngô Chân Lưu là một tác phẩm mở đầu cho thơ ngoại giao Việt nam, được người đời sau đánh giá. Phan Huy Chú cho rằng Vương lang qui “là một khúc hay hay, đủ phô nước ta có người tài, làm cho quốc thể được tôn trọng, người phương Bắc phải kính nể” (5). Lê Quý Đôn thì viết: “Khi sứ thần nhà Tống sang nước ta, nhà vua (Lê Đại Hành) sai pháp sư là Thuận đi đón và sai Ngô Chân Lưu đặt từ khúc để tiễn chân. Văn từ của Ngô Chân Lưu vang tiếng một thời (6).
     Trong bài từ của Ngô Chân Lưu có câu : “Nguyện đem ý sâu xa vì việc biên cương, tẩu rõ ràng với hoàng đế ta”. Theo một số nguồn sử liệu Trung Quốc, thì vào đời Tống, kể từ Tống Khái Tông (976 – 997) phía nhà Tống mấy lần sai sứ sang Việt Nam bàn nghị việc hoạch định biên giới. Sứ thần Lý Giác “Một thân hai lượt sứ Giao Châu” để làm gì, sử sách ta không nói. Song căn cứ vào bài Vương lang qui, chúng ta hiểu chắc chắn Lý Giác hai lần đi sứ tới Việt Nam là để nghị bàn về việc hoạch định biên giới.
     Vương lang qui không chỉ là bài tự cổ nhất, một từ điệu xuất hiện có một lần trong suốt 5, 6 trăm năm, mà còn là tác phẩm mở đầu truyền thống thơ văn ngoại giao Việt Nam, một văn bản sớm nhất đã ghi lại dữ kiện nói về việc biên giới Việt Trung. Vì vậy bài từ Vương lang qui của Ngô Chân Lưu là một tác phẩm có giá trị đặc biệt trong lịch sử dân tộc.
 
 
                                            Theo Tạ Ngọc Liễn, in trong
                                  TRÍ THỨC VIỆT NAM XƯA VÀ NAY
  
(1)Giao Châu, chỉ Việt Nam
(2) Đông Đô: gọi là Đông Kinh, tức Lạc Dương, kinh đô của Hán Quang Vũ, ở đây chữ Đông Đô được dùng chỉ kinh thành của Trung Quốc.
(3) Đế hương: Có thể dịch theo nhiều nghĩa. Ở đây chọn nghĩa “nơi tiên ở”
(4) Theo Đại việt sử ký toàn thư
(5) Theo Lịch triều hiến chương loại chí.
(6) Trích trong Kiến văn tiểu lục  
                                                 
                            
 

Lượt xem: 422

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Kế hoạch triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

Chưa có video
Số lượt truy cập: 980369- Đang online : 227