• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV9/11/2017 10:11

Những trí thức ưu tú trong lịch sử Việt Nam (tiếp theo)

Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh xin tiếp tục giới thiệu với bạn đọc các trí thức ưu tú trong lịch sử Việt Nam. Người được giới thiệu trong bài này là Đạt Mạn thiền sư Đỗ Đô

ĐỖ ĐÔ (1042 - ?)
 
         Đỗ Đô sinh ngày 9 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ, tức là năm Đinh đạo thứ nhất triều Lý Thái Tông ở phường Hoàng Giang, trấn Hải Dương. Sau cha mẹ Ông chuyển cư về trang Ngoại Lãng, hương Mần Để (nay là xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
         Cha là Đỗ Hoằng, một nhà nho rất ngưỡng mộ đạo Phật, mẹ là Đào Thị Cao. Gia đình rất nghèo song rất chăm chú cho con cái học. Anh trai Đỗ Đô cũng là người giỏi võ nghệ và đạo thuật. Ngay từ nhỏ, Đỗ Đô đã cố gắng học tập, có trí thông minh khác thường. Được theo học cụ Tĩnh Trai công, danh nho thời đấy, lại được tiếp thu kiến thức từ cha, anh nên chẳng mấy năm Đỗ Đô đã nổi tiếng văn chương và tỏ ra có tài thao lược, nhiều mặt vượt cả anh mình.
         Trong dân gian vẫn còn nhiều truyền thuyết về Ông. Truyện rằng: Đỗ Đô hồi còn nhỏ đi học, không có lương ăn, phải sang hàng xóm vay. Biết Ông họ Đỗ lại đi vay đỗ, ông hàng xóm bèn ra cho Ông vế đối:
         “Trong nhà để đỗ, ngoài sân phơi đỗ, anh vay đỗ, lão giao đỗ. Thi vân: Đãi đỗ bất diệc hạ hồi”.
         Đỗ Đô nghĩ một lát rồi đối lại:
         “Trên cây có hoa, dưới gốc vun hoa, ông vịnh hoa, tôi thám hoa. Cổ viết: Trùng hoa thử chi ví dã”.
         Xóm làng phục tài Ông từ đó.
         Năm 18 tuổi, cha mẹ Ông qua đời, cảnh nhà thêm túng không có tiền ăn học. Sau 3 năm cự tang, Ông từ giã gia đình ra đi mà than rằng:’Cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng ta, nay chưa một chút báo đền, sau này ta thành đạt có đến “vạn chúng, cửu đỉnh” thì còn ai mà phụng dưỡng. Ta thường nghe trước là báo đền công ơn cha mẹ, sau là cứu dân độ thế. Con đường cứu đời có khác nhau nhưng về cùng một đích. Đúng như lời thánh nhân đã dạy, trung hiếu là cái gốc của con người.
         Ông theo vị tăng lão gốc quán Hoàng Giang dìu dắt, phát nguyện tu hành, đầu đà ở chùa Yên Tử. Qua 5,6 năm, được sư phụ truyền dạy đạo Thiền, đạo Lão, nhập định ngộ không, dứt hết lục căn, thông suốt ngũ uẩn.
             Năm Bính Ngọ, Thái Bình thứ 12 (1066) triều Lý Thánh Tông, Đỗ Đô đi Bắc quốc dự khoa thi Bạch liên và đỗ đầu. Các đồng đạo đương thời trong, ngoài nước, triều đình đều biết tiếng tăm Ông. Ông nhận thứ bậc hàng tăng đạo.Vua Lý Thánh Tông mời Ông tham dự triều chính với bậc Vệ Đại phu, một chức quan nội hàng văn. Sau vua Lý Thánh Tông ngự ban cho Ông đạo hiệu là Đạt Mạn thiền sư mà không gọi tên để tỏ lòng kính trọng. Ông thường hộ giá nhà vua tuần du các địa phương xem xét tình hình đời sống nhân dân. Ông cũng tâu với vua xem xét các công việc triều chính, giảm bớt các loại thuế, các chế độ tô, dung điệu để khoan dân, làm điều lợi trừ mối hại, khuyến khóa nông tang làm kế rễ sâu bền gốc lâu dài. Vua nhất trí với những đề nghị của Ông.
         Khi vua Lý Thánh Tông ốm nặng, cho triệu thái tử Kiên Đức (sau này lên ngôi hiệu là Lý Nhân Tông) đến bên giường dặn dò các việc: “Ta rất quí trọng bậc thượng nhân đích tông Hoàng Giang phái, vừa có tài, vừa có đức. Người ấy sẽ giúp con phụ chính. Con phải mời người này làm bậc thầy, lấy lễ đối sử, không được sai mệnh trẫm”. Nói dứt lời vua băng hà, hôm ấy là ngày Canh Dần, tháng Giêng năm Nhâm Tý, niên hiệu Thần võ thứ tư (1072). Sau này vua Lý Nhân Tông đối xử với Ông như bậc thầy.
         Nhà Tống coi việc vua Lý Thánh Tông qua đời là cơ hội thuận lợi để xâm lược nước ta. Biết âm mưu của địch, thiền sư Đỗ Đô cùng các đồng đạo của mình giúp vua chăm lo công việc chuẩn bị kháng chiến (Vua Lý Nhân Tông lên ngôi lúc đó mới 6 tuổi). Ông cùng Thái phó Bình chương quận quốc trọng sự Lý Đạo Thành và Đại tướng Lý Thường Kiệt chăm lo công việc nội chính, quân cơ.
         Ông được các phái đạo thuật thời đó suy tôn là giáo chủ giáo phái Hoàng Giang, đúng đầu cả ba đại động: Nhất Thanh động (tức Thái thanh động), Nhị thanh động (Thái Hư động), tam Thanh động (Thái Không động).
         Vua Lý Thánh Tông khi còn sống nhìn nhận: Một đất nước độc lập về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao tất phải độc lập về ý thức hệ. Nhà Vua muốn xây dựng một ý thức hệ mới với phái Thiền Thảo Đường mà chùa Một Cột là tiêu biểu vật chất còn lại. Những cố gắng này của Nhà Lý không thành công mỹ mãn mà phải đến đời nhà Trần, Trần Nhân Tông mới thực hiện được nhiệm vụ lịch sử là sáng tạo ra một ý thức hệ độc lập, thống nhất cho cả nước - Phái Trúc Lâm. Tuy vậy phái Thảo Đường mà Lý Thánh Tông sáng lập đã truyền được 5 đời với 17 vị thiền sư mà Đỗ Đô thuộc đời thư 3, tổ sư thứ 11 đứng sau Không Lộ thiền sư và Lý Anh Tông. Ngay các vị sáng lập ra phái Trúc Lâm sau này đều nhận Đỗ Đô làm bậc thầy đi trước. Đỗ Đô có ý thức tự mình phân biệt với Thiền Tông ở Trung Quốc, biểu lộ tính độc lập dân tộc cao. Sau 10 năm phụ chính cho Lý Nhân Tông, Đỗ Đô về chùa Phúc Thắng, trang Ngoại Lãng làm thuốc, chữa bệnh, đồng thời truyền phật pháp cho các tăng ni, phật tử, tham gia công việc khuyến khóa nông trang cho dân chúng trong vùng. Năm 1086, triều đình mở Khoa thi Minh kinh bác học, Đỗ Đô ứng thi và đỗ loại ưu, do vậy tiếng tăm càng lừng lẫy. Các vua Lý đương thời phong Ông là Thượng phụ quốc sư. Ông có tuổi thọ rất cao, ngoài trăm hai chục tuổi (từ triều vua Lý Thái Tông đến Lý Anh Tông), chưa rõ năm mất.
         Sách Đạt man thiền sư bảo lục chép:  “Sau 16 năm cố vấn bên vua, thiền sư trở về chùa cũ Yên Tử siêu hóa không thành. Rồi Ngài trở về chùa Phúc Thắng, trang Ngoại Lãng. Cuối đời Ngài lập đàn chay, tụng “ảo hóa kinh” ba ngày, hóa thân. Nhà vua được tin, ngự xá về trang Ngoại Lãng làm lễ thiền sư, gia phong là Đại Vương, cho trang Ngoại Lãng dựng đền thờ (nay là đền Thượng) ngay trên nền hành điện cũ. Tuân theo đúng đạo ngự vua Lý Thánh Tông đã ngự ban, tạc tượng thiền sư để hương lửa phụng thờ”.
         Việc thờ phụng Đỗ Đô ngay từ thời Trần đã được các nhà Nho ca tụng như sau:
                             “Phong vũ hậu minh đăng nhật nguyệt
                             Đồng lương phục khởi tráng kiền khôn”
                   Nghĩa: Sau mưa gió (chỉ sau thời kỳ Bắc thuộc và chiến tranh phá Tống, bình Chiêm), Ông xứng đáng là ngọn đèn sánh với trăng sao. Rường cột được dựng lại , làm cho đất nước vững mạnh.
         Các triều đại sau, triều đại nào cũng có sắc phong cho thiền sư. Xin giới thiệu một bản sắc phong đã được Viện Đông phương bác cổ dịch và đem in, triển lãm tờ sắc phong này tại Paris ngày 23/7/1948 nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập viện này:
         Sắc cho vị Đỗ công đại vương nguyên phong là “San quốc phù tộ, diễm phúc hồng ân, tuy lộc kiến mưu, khuông bích chương nhân, khiêm cung trợ thắng dương uy, cương chính hộ dân tế thế, thần võ thông đoán, thông minh hùng tài đại độ, diệu cách phù lưu dốc thực”.
         Quang nhạc đức thiêng, kiền khôn không tốt, diện dụng giúp công thượng đế. Ai biết ẩn, bảo vệ sức khỏe, giữ yên nhân dân, thật nhờ phù hộ. Tiếng khen truyền mãi ngày nay, phong tạng lại theo phép cũ.
         Vì tự vương phong lên ngôi vương, thiền sư tới kinh đô phụ chính để tôn phù tông miếu xã tắc, làm bền chặt cơ đồ lớn thì cần đáng trật (tăng bậc). Vậy nên phong thêm mỹ tự. Phong thêm cho làm “Ân quốc phù tộ, diễn phúc hồng ân, tuy lộc kiến mưu, khuông bích chương nhân, khiêm cung trợ thắng dương uy, cuơng chính hộ dân tế thế, thần võ thông đoán, thông minh vũ lược, hùng tài đại độ, diệu cách phù lưu dốc thực, anh quả cương đoàn: Đỗ công đại vương”
         Nay sắc cho: Ngày mồng 8 tháng 5, cảnh Hưng thứ 28 (1767)
         (Trần Hãm Tấn, trợ bút Viện bác cổ Hà Nội dịch).
         Nhân dân xã Song Long ngày nay cứ theo lệ cũ hai năm 1 lần mở hội chùa vào ngày 6 tháng giêng, kết thúc ngày 12 tháng giêng với nhiều nghi lễ phong phú, có nghi lế “khai bát thông hành tịnh trùy khoa” khác biệt với tất cả các chùa khác trong tỉnh và cả nước”. 

Văn Giang, LHH TQ sưu tầm, biên soạn theo tài liệu của Nguyễn Tiến Dung, trong “Trí thức xưa và nay”

Lượt xem: 581

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1976722- Đang online : 1695