• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV16/11/2017 20:39

Những trí thức ưu tú trong lịch sử Việt Nam (tiếp theo)

Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh xin tiếp tục giới thiệu với bạn đọc các trí thức ưu tú trong lịch sử Việt Nam. Người thứ ba được giới thiệu là Trần Thái Tông (1218-1277)

       Trần Thái Tông là vua mở đầu triều Trần (1225-1440) có cuộc đời riêng đầy đau khổ.
      Theo sắp xếp của Trần Thủ Độ, lúc ấy đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng, vua nhà Lý (do Lý Huệ Tông không có con trai nên nhường ngôi cho con gái), sau Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi, Trần Cảnh lên làm vua, lấy hiệu là Thái Tông, phong Lý Chiêu Hoàng làm Hoàng hậu. Lấy nhau gần chục năm không có con nên Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh bỏ Lý Chiêu Hoàng để lấy chị dâu là Thuận Thiên, vợ Trần Liễu (anh ruột Trần Cảnh) khi đang có mang. Trần Liễu không chịu nên nổi binh chống lại, song thế yếu phải xin hàng. Trần Thủ Độ định giết Trần Liễu nhưng Trần Thái Tông ra sức bảo vệ, sau đó lấy đất vùng Yên Sinh (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) cho Trần Liễu làm ấp và phong là Yên Sinh Vương ở đất ấy. Bi kịch xẩy ra lúc Trần Thái Tông 20 tuổi. Có lẽ quá đau lòng vì chuyện này nên một đêm, Trần Thái Tông bỏ kinh thành lên núi Yên Tử đi tu. Trần Thủ Độ phải mang quần thần đến Yên Tử cương quyết mời Trần Thái Tông trở về Thăng Long tiếp tục công việc trị vì đất nước. Hai mươi năm sau, Trần Thái Tông “tự làm tướng đốc chiến đi trước xông pha giữa tên đạn”, đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất, trở thành người anh hùng trong lịch sử dân tộc.
      Sau chiến thắng, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Hoảng (tức Trần Thánh Tông), lui về làm Thái Thượng hoàng và chuyên chú nghiên cứu phật học.
 


 
      Trong lịch sử phật giáo Việt Nam, Trần Thái Tông được ví như ngọn đuốc thiền học. Những tư tưởng về thiền học của Ông thể hiện qua một số tác phẩm còn lại như Bài tựa thiền tông chỉ nam, Bài tựa sách chú giải kinh kim cương tam muội, Lục thi sám hối khoa nghị. Tất cả đều được ghi lại trong sách Khoa hư lục, một tác phẩm phật học quan trọng do Trần Thái Tông viết vào thời gian Ông làm Thái Thượng hoàng (1258-1277). Khoa hư lục có nghĩa là ghi chép quá trình tu luyện đạo Phật theo tinh thần kiên trì học tập nhưng không cố chấp để bị trói buộc bởi những giáo điều nhằm đạt tới sự chứng ngộ hoàn toàn tự do “Phật cũng không mà Tổ cũng không, Không cần trị giới, không cần niệm kinh…” Đó cũng là tinh thần thực tiễn, phá chấp, khai phóng, táo bạo của Phật giáo Thiền tông đời Trần.
      Nội dung cốt lõi của tư tưởng thiền học Trần Thái Tông đuược Ông nói rõ ở bài “Tọa thiền luận” “Người học đạo chỉ cần kiến tính”., “Kiến tính” là “thấy tính”. Tínhtâm, tâmphật. Phật tính có ở mọi vật, mọi người. Điều cốt yếu đối với một phật gia là phải thấy rõ Phật tính trong mình. Khi thấy tính, có nghĩa là thành Phật. Xuất phát từ tư tưởng “kiến tính thành phật”để đi tìm chân lý nên trong cuộc đời Trần Thái Tông không ngưng tự thức tỉnh, tịnh tiến vươn lên; sống và hành động phóng khoáng, dũng cảm. Hình ảnh Trần Thái Tông là hình ảnh con người khi làm tướng đánh giặc thì “:xông pha giữa tên đạn”, khi làm vua thì sẵn sàng “trút bỏ ngai vàng như trút bỏ đôi dép rách” (1).
      Khóa hư lục không chỉ là một tác phẩm chứa đựng những tư tưởng triết học phật giáo sâu sắc mà còn thể hiện rõ Trần Thái Tông là một con người có tâm hồn thi sỹ dạt dào cảm xúc trữ tình. Những bài kệ dưới hình thức thơ thất ngôn, ngũ ngôn trong Khóa hư lục khá giầu hình tượng thi ca. Thí dụ bốn bài kệ nói về bốn ngọn núi (Tứ sơn kệ) tượng trưng cho bốn giai đoạn của đời người mà ai cũng phải trải qua, đó là Sinh (núi thứ nhất), lão (núi thứ hai), bệnh (núi thứ ba), tử (núi thứ tư).
      Cũng như tình yêu, cái chết đã trở thành một đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật xưa, nay. Trần Thái Tông là một nhà thơ cổ Việt Nam viết về cái chết thật lạ và mới, khiến người đọc đến bàng hoàng. Trong bài kệ trhứ tư, để diễn tả cái chết, đúng hơn là để thức tỉnh nhân thế rằng, đời người chỉ là ảo ảnh trước bão giông rồi sẽ biến mất, chỉ còn lại sự tĩnh lặng ngàn đời, Trần Thái Tông đã mượn hình ảnh ông chài say lúy túy trên chiếc thuyền câu mong manh trong cuồng phong và dòng sông với bóng trăng, nhằm nêu lên triết lý về tính bất định, hư ảo của cuộc đời:
 
                   Bãi đãng cuồng phong quét địa linh
                   Ngư ông túy lúy điếu chu hoành
                   Tứ thi vân hợp âm mai sắc
                   Nhất phái ba phiên cổ động thanh
                   Vũ cước trận thôi phiêu lịch kịch
                   Lôi xa luân chuyển nộ oanh oanh
                   Tạm thời trần liễm thiên biên tĩnh
                   Nguyệt dạ trường giang dạ kỷ canh
    
 Nghĩa là:
                   Tan không có vận đại địa sinh
                   Thuyền chài đang say câu ngang sông
                   Bốn phương mây đùn trời tối đen
                   Một dòng nổi sóng tiếng ầm ầm
                   Mưa rây đòi trận gió trích trích
                   Sóng vần chuyển vận thét ầm ầm
                   Một giây mây tan nửa trời sáng
                   Trăng lặn sông dài đêm mấy canh
          (Bản diễn nôm của Phúc Điền Hòa thượng, thế kỷ 19)
 
      Về phương diện văn chương, bài kệ này là một thi phẩm có hình tượng độc đáo, chứng tỏ Trần Thái Tông là một nhà thơ tài năng. Tâm hồn thi sỹ của Trần Thái Tông được thể hiện rất đẹp qua bài Ký thanh Phong am tăng Đức Sơn (Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong) Ông viết trong một đêm khuya ở am Thanh Phong cùng với thiền sư Đức Sơn ngắm trăng khuya:
 
                   Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình
                   Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh
                   Cá trung tự vị vô nhân thức
Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh
                  
      Nghĩa là:
                   Gió đập cành thông cửa chùa, trăng chiếu lên trên
                   Tâm hồn với phong cảnh cùng tĩnh lặng
                   Cái thú vị riêng trong đó không ai biết
                   Cứ cùng với nhà sư vui đến sáng
 
      Là một nhà thiền học xuất sắc, một Ông vua anh hùng, một nhà thơ trữ tình tinh tế, Trần Thái Tông đã để lại trong lịch sử dân tộc một dấu ấn đặc sắc không thể phai mờ.
 
  (1) Lời sử gia Ngô Thì Sỹ
                           Văn Giang sưu tầm và biên soạn theo Tạ Ngọc Liễn, in trong tập Trí thức Việt Nam xưa và nay
 
          
 
 

Lượt xem: 693

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1976740- Đang online : 1714