• Tin tiêu điểm
Khoa học & Công nghệ › Khoa học XH & NV15/2/2023 15:17

Tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục

Sự ra đời của phần mềm ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu và đang là chủ đề thảo luận, nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhận thức rõ cơ hội cũng như thách thức đặt ra của ChatGPT và trí tuệ nhân tạo (Al), ngày 13/2, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Tọa đàm "ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo-Lợi ích và thách thức đối với giáo dục" nhằm tạo diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, các giáo viên thảo luận và chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo; đồng thời, tìm ra giải pháp sử dụng và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giáo dục.


Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo "ChatGPT, trí tuệ nhân tạo - lợi ích và thách thức đối với giáo dục". (Ảnh MAI LINH)

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, học tập, đáp ứng sự phát triển xã hội, phục vụ cuộc sống con người tốt hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo định hình tương lai giáo dục của tất cả quốc gia trên thế giới. Theo PGS, TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông (Đại học Bách khoa Hà Nội), người làm công nghệ và khoa học đón nhận sản phẩm ChatGPT rất bình tĩnh.

ChatGPT đơn giản là một mô hình thuật toán mà chưa có suy luận, sáng tạo như con người. Hãy coi đây là một công cụ hỗ trợ chứ không đe dọa như mọi người vẫn nghĩ. Công nghệ hỗ trợ giúp chúng ta hiểu học sinh, sinh viên hơn, từ đó mang lại nhiều dịch vụ hỗ trợ cho giáo dục. Vấn đề đặt ra là cần phải trang bị cho người dùng, nhất là học sinh, sinh viên cách thức sử dụng có trách nhiệm.

Nhìn nhận ChatGPT như một cơ hội cho giáo dục, PGS, TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Sự xuất hiện của ChatGPT là cơ hội giải phóng cho giáo viên khỏi một số công việc. Từ đó, người thầy tập trung thay đổi từ dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực, dạy kiến thức sang dạy người.

Hãy để giáo viên, học sinh, sinh viên tận dụng công cụ số, hình thành năng lực số để phục vụ cho sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân mình. Ở góc độ chuyên gia giáo dục, TS Lê Thống Nhất cho biết: Với dữ liệu khổng lồ thì ChatGPT là người trợ lý rất đắc lực cho học sinh cũng như giáo viên. Tuy nhiên, để dùng được ChatGPT thì cần có sự nghiên cứu để định hướng cách dùng ChatGPT trong giáo dục. Còn theo TS Nguyễn Thành Nam, nhà sáng lập FUNiX (Tổ chức Giáo dục trực tuyến công nghệ thông tin thuộc Tập đoàn FPT), lâu nay, người học thường ngại hỏi, không dám hỏi, trong khi đó, ChatGPT cho phép người học hỏi không giới hạn.

FUNiX có phương thức học tập cốt lõi là hỏi đáp cho nên khi có ChatGPT thì đây là hướng mà FUNiX đang hướng tới, khuyến khích tất cả học viên sử dụng công cụ này. Khi sinh viên đặt câu hỏi và được ChatGPT trả lời thì sinh viên thấy có ích chứ chưa bàn đến việc trả lời đúng hay sai. ChatGPT có thể để sinh viên đặt nhiều câu hỏi, nhận xét, phản hồi thoải mái. Nhờ đó, sinh viên FUNiX mạnh dạn trao đổi với giáo viên hơn.

Trước lo ngại về chất lượng thông tin ChatGPT cung cấp người dùng khi sử dụng ứng dụng này, PGS, TS Tạ Hải Tùng cho biết: Việc cấm sinh viên sử dụng ChatGPT là một quan điểm bảo thủ. Công nghệ giúp việc giảng dạy tốt hơn, hiểu sinh viên hơn, thầy cô sẽ cùng trao đổi, thảo luận để nâng cao chất lượng đào tạo. "ChatGPT là một thành tựu và người dùng được trải nghiệm nhưng ChatGPT chưa thể thay thế tư duy của con người. Người dùng nên tiếp cận một cách chừng mực và coi đây là công cụ phục vụ cho công việc của mình", PGS, TS Tạ Hải Tùng lưu ý.

Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo, PGS, TS Hoàng Minh Sơn, trước kia, ngành giáo dục hay các nhà giáo có đặc quyền là truyền bá tri thức. Tuy nhiên, ngày nay, với ứng dụng khoa học-công nghệ, vai trò người thầy chắc chắn sẽ không mất đi nhưng ngày một thay đổi. Đã có sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới hay sự ra đời của công nghệ dạy học trực tuyến, người thầy phải làm sao để tận dụng tốt những công cụ này.

Khi có những công cụ giúp mình thực hiện những nhiệm vụ bình thường mất nhiều thời gian, người thầy có thể tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn để làm sao nâng cao chất lượng dạy và học. Về vấn đề bảo đảm đạo đức học thuật, chống "đạo văn" trước sự hiện diện của ChatGPT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định, các trường đại học chắc chắn sẽ có những quy định, quy chế cụ thể. Về mặt vĩ mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu thấu đáo để tạo hành lang pháp lý bảo đảm vấn đề đạo đức học thuật.

Khi chưa có hành lang pháp lý thì các trường đại học, các trường phổ thông cũng có thể xây dựng những quy định, quy chế riêng để hạn chế những tác động tiêu cực. GS, TS Hoàng Minh Sơn mong muốn các học sinh, sinh viên, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục sử dụng, cảm nhận, trải nghiệm công nghệ để hiểu hơn và cùng thảo luận, tiếp tục làm rõ lợi ích mà ChatGPT mang lại, tương lai phát triển của ChatGPT và những công nghệ khác. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp, ban, ngành liên quan sẽ có những chính sách lâu dài và kịp thời.

Theo nhandan.vn

Lượt xem: 335

Tin mới nhất:

Văn bản chỉ đạo điều hành

Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu “Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

V/v đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN, BVMT năm 2025

Quyết định trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2023

V/v triển khai và thực hiện văn bản

V/v hưởng ứng, tham gia cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính"

Triển khai và thực hiện văn bản

Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh

Kế hoạch Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Thông báo công khai danh sách đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu "Trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu" năm 2023

Về việc triển khai và thực hiện văn bản của MTTQ tỉnh về  lấy ý kiến nhân dân với dự thảo Luật đất đai sửa đổi

Thông báo Về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia xét chọn danh hiệu "Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu" tỉnh Tuyên Quang

Về việc tiếp nhận hồ sơ xét chọn danh hiệu "Trí thức KH&CN tiêu biểu"

Chưa có video
Số lượt truy cập: 1972937- Đang online : 17205